Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Phần II Thực trạng hoạt động PR qua bóng đá ở Việt Nam - Các CLB bóng đá Việt Nam bước vào giai đoạn chuyên nghiệp

1. Các CLB bóng đá Việt Nam bước vào giai đoạn chuyên nghiệp.

Đã qua rồi cái thời làm bóng đá mà ngửa tay xin tiền. Bóng đá bây giờ khái niệm về Mạnh Thường Quân ít đi để thay vào đó là đầu tư vào bóng đá và sinh lợi từ bóng đá… Những năm đầu 1990, những nhà làm bóng đá Việt Nam tròn xoe mắt khi thấy dòng chữ Kiều My Group trước ngực áo các cầu thủ Cảng Sài Gòn. Đấy là đồng tiền đầu tiên ngoài bóng đá và ngoài… bao cấp mà một đội bóng (kể cả đội tuyển Việt Nam) kiếm được.

1.1.”Xí nghiệp đá bóng”ra đời.

Hồi đấy ai cũng nói là ông Tổng Giám đốc CSG là Tư On ngửa tay xin đối tác và đấy là cách nói của dân bóng đá. Thực chất ông On không xin mà là Kiều My tự nguyện làm Mạnh Thường Quân. Đáp lại là họ được những ưu tiên trong việc làm ăn đặc biệt là xuất, nhập hàng ở Cảng.

 Có tiền của Kiều My Group, Cảng Sài Gòn thực hiện được nhiều chế độ cải thiện bữa ăn và tăng thu nhập cho cầu thủ. Thời đấy lương cầu thủ ở Cảng Sài Gòn là số 1 trong khi đội bóng cùng TP.HCM là Hải Quan lại lương rất thấp nhưng cầu thủ muốn về vì suy nghĩ đá vài năm sau đó xin một chân kiểm hóa.

Cũng những năm đầu 1990, LĐBĐ TP.HCM (HFF) đi tiên phong trong việc làm kinh tế bóng đá. Cái thời mà họ có ông Tổng thư ký Nguyễn Thanh Toàn là dân bóng đá chính gốc (cựu cầu thủ Thể Công) và Phó Chủ tịch Nguyễn Tấn Minh (còn gọi là Tư Minh - từng là chuyên viên kinh tế của UBND TP.HCM) về trụ ở hai mảng. Phía trên họ, ông Chủ tịch danh dự Ba Huấn (Nguyễn Văn Huấn) đỡ đầu sẵn sàng mở ra những cơ chế thoáng để bóng đá TP.HCM hoạt động.

Ông Tư Minh ngồi vào ghế phó liền xắn tay làm… tiền từ bóng đá theo ngôn ngữ của riêng ông: “Tôi khai thác cái Liên đoàn này theo mô hình “Xí nghiệp đá banh” và làm ra tiền để nuôi bóng đá và ngược lại”. Và cái “xí nghiệp đá banh” ấy cứ sinh lời bắt đầu từ những hợp đồng kinh tế từ mối quan hệ của ông Minh. Dần dần khi nó thu hút nhiều giới, tự thân cái “xí nghiệp” ấy có đối tác trong đó đối tác lớn nhất là Strata – một công ty được ngài Tổng thư ký AFC Peter Velappan giới thiệu tạo nên cú hích cho bóng đá TP.HCM và bóng đá Việt Nam.

Hồi đấy cái “xí nghiệp đá banh” của ông Tư Minh không đi xin tiền mà là đi kiếm tiền từ cái mình có. Ông Minh bàn với giới chuyên môn phải kéo khán giả đến sân, phải có đội tuyển, phải đá hay, phải có fans, có truyền hình, có báo chí và có… 1001 cái để cùng phát triển với bóng đá và kiếm tiền.

Nhờ cái “xí nghiệp đá banh” ấy mà sân Thống Nhất có bộ mặt khác. Cầu thủ ra sân từ đường hầm thay vì đi đường “lộ” như những sân khác. Ở đây cũng cần phải kể thêm cơ chế thoáng từ việc giao cái sân cho HFF toàn quyền sử dụng.

1.2.Cú hich cho bóng đá Viêt Nam.

Có đội tuyển TP.HCM lập tức ông Tư Minh kéo về những giải quốc tế. Có Cúp TP.HCM (còn gọi là Cúp Liên đoàn) với đối tượng thật oách là mời hẳn đội tuyển Singapore và đội tuyển Việt Nam. Sau đó lại phát triển thành Cúp Độc Lập cho riêng bóng đá Việt Nam và đẻ ra rất nhiều thần tượng cho giới trẻ từ những sân chơi ấy.

Khán giả đến sân, truyền hình vào cuộc, báo chí tuyên truyền và các sân đặc kín nhà tài trợ bỏ tiền cho bóng đá để có quyền lợi qua việc quảng bá hình ảnh.

Ông Minh sau này khi vừa làm Phó Chủ tịch HFF, vừa trúng cử Phó Chủ tịch VFF khóa II đã rung đùi: “Có ai cho không mình cái gì đâu. Vấn đề là làm cái gì để người ta bỏ tiền cho bóng đá và thấy mình cũng được lợi từ bóng đá”. Đấy là thời hoàng kim nhất của bóng đá TP.HCM khi những nhà điều hành tại đấy giữ chân chính trong bộ máy VFF và áp dụng mô hình “xí nghiệp đá banh” cho bóng đá. Đấy cũng là tiền đề cho bóng đá Việt Nam và cho VFF khi mang nhà tài trợ ra miền Trung và miền Bắc để phát triển bóng đá mà điển hình là Cúp Quốc Gia 1992 ra Đà Nẵng rồi Cúp Quốc Gia, Dunhill Cup chạy ra đến Hà Nội, đến Nghệ An…

Từ cú hích đó, các đội cũng dần dần vượt ra cái vỏ bao cấp. Hải Quan mùa 1991 có ngực áo Gold Bell và đó cũng là năm duy nhất họ vô địch quốc gia. Khánh Hòa chơi với “Ngựa trắng” giải quyết được bài toán kinh phí trong khi Đà Nẵng cũng tìm được đối tác để mùa 1992 đăng quang…Những nhà làm bóng đá kiểu bao cấp sau khi nhìn vào mô hình “xí nghiệp đá banh” đã “À!” thật to và gật gù: “Chẳng ai cho không bóng đá cái gì cả”.

1.3.”Rào chắn”,”cống”và quy luật tất yếu.

Ông Minh sau này khi vừa làm Phó Chủ tịch HFF, vừa trúng cử Phó Chủ tịch VFF khóa II đã rung đùi: “Có ai cho không mình cái gì đâu. Vấn đề là làm cái gì để người ta bỏ tiền cho bóng đá và thấy mình cũng được lợi từ bóng đá”. Đấy là thời hoàng kim nhất của bóng đá TP.HCM khi những nhà điều hành tại đấy giữ chân chính trong bộ máy VFF và áp dụng mô hình “xí nghiệp đá banh” cho bóng đá. Đấy cũng là tiền đề cho bóng đá Việt Nam và cho VFF khi mang nhà tài trợ ra miền Trung và miền Bắc để phát triển bóng đá mà điển hình là Cúp Quốc Gia 1992 ra Đà Nẵng rồi Cúp Quốc Gia, Dunhill Cup chạy ra đến Hà Nội, đến Nghệ An…

Từ cú hích đó, các đội cũng dần dần vượt ra cái vỏ bao cấp. Hải Quan mùa 1991 có ngực áo Gold Bell và đó cũng là năm duy nhất họ vô địch quốc gia. Khánh Hòa chơi với “Ngựa trắng” giải quyết được bài toán kinh phí trong khi Đà Nẵng cũng tìm được đối tác để mùa 1992 đăng quang…Những nhà làm bóng đá kiểu bao cấp sau khi nhìn vào mô hình “xí nghiệp đá banh” đã “À!” thật to và gật gù: “Chẳng ai cho không bóng đá cái gì cả”.

Có điều tất cả đều xác định bóng đá đẻ ra tiền và tiền lại đầu tư cho bóng đá thay cho cách làm rất cũ là ngửa tay xin tiền…


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét