Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Thể dục thể thao xuất phát từ lao động - I. Các vấn đề liên quan - Khái niệm và Nguồn gốc của thể dục thể thao

I. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

Để hiểu rõ vấn đề, trước tiên, ta sẽ đi tìm hiểu một số vấn đề liên quan:

1/Thể dục thể thao là gì? 

Thể dục thể thao là môn huấn luyện thân thể bằng phương pháp vận  động thể chất, để giúp cho thân thể con người được khỏe mạnh.Về phương diện thể chất, vận động thân thể được hiểu như một hình thái hoạt  động của bắp  thịt, để vượt qua một đối lực đang tác động lên nó. Qua sự vận động thân thể, cấu trúc cơ thể sẽ được lành mạnh hơn. Thí dụ như: bắp thịt và gân với toàn bộ xương sẽ được vững  mạnh, và rắn  chắc hơn. Quả tim và các mạch  máu, cùng với hệ thống tuần hoàn sẽ được  điều hòa tốt hơn, để mang máu  đỏ nuôi các tế  bào trong cơ thể. Phổi cùng hệ thống hô hấp sẽ được nâng cao, để mang dưỡng khí vào khắp cơ thể.


2/Nguồn gốc của thể dục thể thao: 

TDTT ra đời phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Lao động sản xuất là nguồn gốc cơ bản của TDTT. Nói cách khác, đó là cơ sở sinh tồn của tất cả mọi hoạt động, là hoạt động thực tiễn cơ bản nhất. Trong quá trình tiến hoá từ vượn thành người, lao động là nhân tố quyết định. Cơ thể từ loài vượn thành người, bàn tay dùng để lao động, vỏ đại não để tư duy và ngôn ngữ để giao tiếp... đều từ lao động mà phát triển thành như ngày nay.

Thật đúng như Ănghen đã nói trong tác phẩm "Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từvượn thành người": "Lao động là điều kiện thứ nhất của toàn bộ đời sống con người, thậm chí đến mức, trên một số ý nghĩa nào đó, không thể không nói rằng: Lao động sáng tạo ra bản thân con người". 

Trong quá trình sản xuất lâu dài, loài người thời nguyên thuỷ đã chế tạo ra và sử dụng các công cụ lao động. Ngay trong quá trình giải quyết những vấn đề thiết thân về ăn, ở, mặc, con người đã đồng thời nâng cao trí lực và thể lực của mình. Thời đó, điều kiện lao động rất gian khổ, nguy hiểm, hoàn cảnh khắc nghiệt, công cụ rất thô sơ, lao động thể lực cực kỳ nặng nhọc. Do đó, muốn kiếm ăn và sống  an toàn, họp hải luôn đấu tranh với thiên tai và dã thú. Thực tế đấu tranh khốc liệt để sinh tồn đó buộc con người phải biết chạy, nhảy, leo trèo, ném, bơi, mang vác nặng và chịu đựng được trong điều kiện sống khắc nghiệt. Săn bắt tập thể là hiện tượng có nguyên nhân xã hội: Những người săn đuổi phải phối hợp ăn khớp hành vi của mình với hành vi của những người khác cùng tham gia. Trong đó cần phải biểu hiện cao độ về sức nhanh, sức mạnh, sức bền, tính khéo léo và sức chú ý…Trong quá trình săn bắt tập thể, năng lực hoạt động của con người tăng lên, những kỷ năng vận động cần thiết để đấu tranh cho sự tồn tại (óc quan sát, khả năng tư duy, những tri thức thực tế…) cũng được tích luỷ thêm. 

Khảo cổ học đã chứng minh rằng, trang bị kỹ thuật kém cỏi của con người ở thời kỳ đồ đá cũ, đã buộc họ phải hành động tập thể. Và việc chế tạo và sử dụng các công cụ săn bắt cũng đòi hỏi ở con người sự phát triển nhất định về thể lực, về những kỷ năng vận động… Tuy nhiên, chỉ riêng nhu cầu phải có thể lực tốt chưa thể dẫn tới sự xuất hiện các bài tập thể dục thể thao. Chính nhu cầu truyền thụ những kinh nghiệm vận động từ thế hệ này qua thế hệ khác đã làm nảy sinh những bài tập thể dục thể thao đầu tiên. Chính vì thế, trong quá trình lao động con người cổ xưa đã phải chú ý đến hiện tượng tập luyện. Mầm mống của TDTT đã nẩy sinh chính từ thực tế của những hoạt động ấy và kết hợp tự nhiên ngay trong quá trình lao động. 

Mặt khác TDTT chỉ thực sự ra đời khi con người ý thức được về tác dụng và sự chuẩn bị của họ cho cuộc sống tương lai, đặc biệt cho thế hệ trẻ; cụ thể là sự kế thừa, truyền thụ và tiếp thu những kinh nghiệm và kỹ năng vận động (lao động). Do vậy, đó là nội dung chủ yếu của giáo dục thời cổ xưa. Và ngay từ khi mới ra đời, TDTT đã là một phương tiện giáo dục, một hiện tượng xã hội mà ở con vật không thể có được. Các bài tập thể dục thể thao biểu hiện quan hệ của con người với thế giới tự nhiên và giữa con người với nhau, nó trở thành nhu cầu để củng cố và nâng cao năng suất lao động. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét