Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ NĂM THỨ HAI HỆ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

1.1. Thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học TDTT Đà Nẵng như sau:

  • Thời gian huấn luyện thể lực chuyên môn ( đặc biệt là sức mạnh tốc độ) là ít. Tổng thời gian huấn luyện sức mạnh tốc độ trong chương trình là 05/ 45 tiết ( chiếm tỷ lệ 11,1 %). Theo các nhà chuyên môn thì thời gian huấn luyện sức mạnh tốc độ chiếm tỷ lệ khoảng  17 % là hợp lý.
  • Các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ chưa được sử dụng một cách đa dạng, các bài tập không bóng còn sử dụng nhiều, trong khi đó các bài tập chuyên môn có bóng  thì ít được sử dụng.
  • Thực trạng sức mạnh tốc độ của sinh viên chuyên sâu bóng đá còn nhiều hạn chế. So sánh với thang điểm đánh giá và tuyển chọn, thành tích của các em đều ở mức trung bình và yếu kém ( chiếm 60 – 80%).

1.2. Qua nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn được 18 bài tập để đưa vào quá trình thực nghiệm nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá gồm các nhóm bài tập sau:

* Nhóm các bài tập không bóng.

    • 1.Bật nhảy nâng cao đùi, thời  gian 20s(lần).
    • 2. Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh trong 2 phút.
    • 3 Chạy tốc độ cao ở các cự ly 20, 40, 60m (s).
    • 4.Nhảy liên tục 2 tay chạm mu bàn chân(lần).
    • 5. Gánh tạ 20kg, thời gian 30s(lần).
    • 6.Nằm sấp chống đẩy thời gian 20s(lần).

* Nhóm các bài tập có bóng.

    • 7. Chạy đà ném biên (m).
    • 8. Sút bóng 5 quả liên tục, chạy đà 5m(s).
    • 9.Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 05 quả liên tiếp (s).
    • 10. Dẫn bóng tốc độ cao 30m sút cầu môn 5 chạm (s)
    • 11.Tung bóng gần 16m50, A-B tranh bóng sút cầu môn 3 quả liên tục.
    • 12. Bài tập phối hợp 03 người sút cầu môn.
    • 13.Bài tập di chuyển bật nhảy đánh đầu(s).

* Nhóm bài tập trò chơi và thi đấu.

    • 14.Trò chơi chạy ôm bóng.
    • 15.Thi đấu cầu môn nhỏ với điều kiện.
    • 16 Trò chơi đá gà (30s).
    • 17. Đá bóng con nhện (5phút).
    • 18.Cõng nhau thi đấu sân nhỏ(10phút).
Các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn được qua thực nghiệm đã có hiệu quả trong việc nâng cao sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được kiểm nghiệm bằng toán học thống kê, đạt độ tin cậy cần thiết ở ngưỡng xác suất P < 0,05.

2. Kiến nghị:

Từ những kết luận của đề tài chúng tôi đi đến kiến nghị như sau:
  • Đề nghị Bộ môn cho phép áp dụng các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn vào chương trình đào tạo sinh viên chuyên sâu bóng đá, đồng thời phổ biến làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo khác.
  • Để thuận lợi cho việc áp dụng bài tập và huấn luyện thể lực cho sinh viên đề nghị nhà trường tăng cường cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ… nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo của bộ môn bóng đá nói riêng và của trường Đại học TDTT Đà Nẵng nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Aulic I.V.(1982). Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, NXB TDTT, Hà Nội, Người dịch: Phạm Ngọc Trân.

2. Bộ môn Bóng đá (1976), Bóng đá, NXB TDTT, Hà Nội.

3. Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1983), Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, NXB TP. Hồ Chí Minh.

4. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, NXB TDTT, Hà Nội.

5. Dương Nghiệp Chí (1987), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.

6. Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.

7. Nguyễn Quang Doanh, Nguyễn hữu Côi (2003), Giáo trình bóng đá dành cho sinh viên Trường cao đẳng TDTT Đà Nẵng, Đà Nẵng.

8. Vũ Cao Đàm (1995), Hướng dẫn chuẩn bị luận văn khoa học, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, NXB TDTT, Hà Nội.

9. Harre-D (1996), Học thuyết huấn luyện, ( PTS Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển dịch) NXB TDTT, Hà Nội.

10. Lưu Quang Hiệp, Lê Hữu Hưng (2002), Giải phẫu các cơ quan vận động, NXB TDTT, Hà Nội.

11. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003), Sinh lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.

12. Lưu Quang Hiệp, Lê Đức Chương, Vũ Chung Thuỷ, Lê Hữu Hưng (2000), Y học TDTT, Hà Nội.

13. Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sỹ Hà (1994), Huấn luyện thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.

14. Ivanôp (1996), Những cơ sở của Toán học thống kê - PGS.TS Trần Đức Dũng, NXB TDTT, Hà Nội.

15. Đào Hữu Hồ, Xác suất thống kê, NXB giáo dục.

16. Lê Văn Lẫm, Đo lường thể thao, Tài liệu giảng dạy dành cho các khoá bồi dưỡng sau đại học.

17. Matvêep L.P. Mochinhikocôp K.G (1998), "Về các quy luật bước đầu chuyên môn hoá trong thể thao", Bản tin khoa học kĩ thuật TDTT, Viện khoa học TDTT chuyên đề tuyển chọn và huấn luyện vận động viên trẻ, Hà Nội.

18. Liên đoàn bóng đá châu Á (1999), Đào tạo huấn luyện viên bóng đá trình độ C, B, A, NXB TDTT, Hà Nội. Người dịch: Nguyễn Huy Bích.

19. Phan Hồng Minh (1996), "Một số vấn đề về thể thao hiện đại", Bản tin khoa học TDTT, Hà Nội.

20. Nguyễn Ngọc Mỹ (1999), Giáo trình kĩ thuật đá bóng, NXB TDTT, Hà Nội.

21. M.C Kêdưlôp (1962), Những vấn đề  lý luận chung về các môn bóng, NXB TDTT, Hà Nội.

22. Nôvicốp A.D. Matvêep L.P (1976), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất tập 1 và 2, NXB TDTT, Hà Nội.

23. Ozolin M.G (1980), Huấn luyện thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.

24. Philin V.P (1996), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, NXB TDTT, Hà Nội.

25. Richard Alagich (1998), Huấn luyện bóng đá hiện đại, NXB TDTT, Hà Nội, người dịch: Nguyễn Huy Bích, Phạm Anh Thiệu.

26. Diên Phong (1999) - 130 câu hỏi đáp về huấn luyện thể thao hiện đại, người dịch: PGS.TS Nguyễn Thiệt Tình, Nguyễn Văn Trạch.

27. Nguyễn Xuân Sinh, chủ biên (1999), Giáo trình nghiên cứu khoa học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.

28. Ma Tuyết Điền (2001), Bóng đá kĩ chiến thuật và phương pháp tập luyện, NXB TDTT, Hà Nội. Người dịch: Đặng Bình.

29. Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga, TS. Trịnh Trung Hiếu (1998), Sinh lý và huấn luyện thể thao, NXB TP. Hồ Chí Minh.

30. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (1993), Lý luận và phương pháp TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.

31. Phạm Danh Tốn (1998), Lý luận và phương pháp văn hoá thể chất, tài liệu giảng dạy cho học viên cao học TDTT.

32. Nguyễn Thế Truyền (1990), "Độ tuổi và những năng lực thể thao" Thông tin KHKT - TDTT số 3 Viện KH TDTT.

33. Nguyễn Thế Truyền, Lê Quý Phượng, Nguyễn Kim Minh, Ngô Đức Nhuận, Nguyễn Thị Tuyết (1999), "Xác định chuẩn mực đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên một số môn thể thao", Báo cáo kết quả nghiên cứu, Hà Nội.

34. Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002), Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.

35. Nguyễn Thiệt Tình (1997), Huấn luyện và giảng dạy bóng đá, NXB TDTT, Hà Nội.

36. Nguyễn Toán (1984)- Mô hình tuyển chọn vận động viên một số môn bóng, TTKH TDTT 07/1984.

37. Vũ Đức Thu và cộng sự (1995)- Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, NXB TDTT, Hà Nội.

38. Phạm Ngọc Viễn (1999), Tuyển chọn và huấn luyện ban đầu cầu thủ bóng đá trẻ, NXB TDTT, Hà Nội.

39. Phạm Ngọc Viễn (1990), "Bước đầu dự báo mô hình trình độ huấn luyện tâm lý của vận động viên cấp cao một số môn thể thao", Kết quả nghiên cứu đề tài cấp ngành, Hà Nội.

40. Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem, Mai Văn Muôn, Nguyễn Thanh Nữ (1991), Tâm lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.

41. Phạm Ngọc Viễn, Phạm Quang, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Minh Ngọc (2004), Chương trình huấn luyện bóng đá trẻ 11-18 tuổi, NXB TDTT, Hà Nội.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét