Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN - GIẢI QUYẾT NHIỆM VỤ 2 - PHẦN 3

3.2.6 Tổ chức thực nghiệm và đánh giá hiệu quả các bài tập.

* Chúng tôi tiến hành theo phương pháp thực nghiệm so sánh song song.
* Thời gian thực nghiệm chúng tôi căn cứ vào chương trình năm học 2009 – 2010.
  • Giai đoạn 1: Từ ngày 06/10/2009 đến ngày 06/01/2009 (3 tháng).
  • Giai đoạn 2: Từ ngày 02/03/2010 đến ngày 30 /05/2010 (3 tháng).
Nhằm xác định hiệu quả của các bài tập đã lưa chọn trong việc phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên bóng đá năm thứ 2 hệ đại học. Đề tài đã tổ chức thực nghiệm sư phạm cụ thể như sau:
  • Đối tượng thực nghiệm: Đề tài tiến hành thực nghiệm trên đối tượng là 24 sinh viên chuyên sâu bóng đá lớp 2D khoá ĐH2 trường ĐH TDTT Đà Nẵng. Được chia làm hai nhóm.
* Nhóm thực nghiệm: Gồm 12 sinh viên.
* Nhóm đối chứng: Gồm 12 sinh viên.
  • Thời gian thực nghiệm: Đề tài tiến hành thực nghiệm trên đối tượng nghiên cứu với thời gian là 06 tháng tương đương với 48 giáo án. Đối tượng thực nghiệm được tập luyện theo giáo án với thời lượng 2 buổi / 1 tuần. Trong đó thời gian dành cho việc ứng dụng các bài tập đã lựa chọn là từ 25- 30 phút. Các bài tập được ứng dụng vào cuối phần cơ bản.Nhóm đối chứng tập luyện các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ do giáo viên bộ môn biên soạn. Các điều kiện tập luyện là tương đối đồng đều.
  • Cách thức kiểm tra: Số lần kiểm tra: Trong quá trình thực nghiệm, các đối tượng nghiên cưu đều được kiểm tra ban đầu và kiểm tra sau 3 và 6 tháng tập luyện. Tổng số lần kiểm tra sư phạm trên đối tượng nghiên cứu là 3 lần.
  • Nội dung kiểm tra: Là các test đã lựa chọn như trình bày ở bảng 3.1.

3.2.7. Xây dựng tiến trình thực nghiệm.

Với 18 bài tập được lựa và căn cứ vào tiến độ nghiên cứu . Đồng thời qua tham khảo một số kết quả tập luyện và giảng dạy chúng tôi bắt đầu ứng dụng các bài tập đã lựa chọn vào thực tiễn huấn luyện cho đối tượng thực nghiệm trong 06 tháng tức 24 tuần, mỗi tuần 2 buổi và mỗi buổi 3 bài tập. Nhằm đánh giá sự phát triển sức mạnh tốc độ của sinh viên.

Tiến trình thực nghiệm được trình bày ở bảng 4.11.(phụ lục2)

3.2.8. Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn.

Để có cơ sở đánh giá hiệu quả các bài tập lựa chọn trong thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành so sánh kết quả điểm kiểm tra ban đầu giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chiếu về năng lực sức mạnh tốc độ trong giai đoạn trước khi vào thực nghiệm. Kết quả so sánh sức mạnh tốc độ của 2 nhóm được trình bày ở bảng 3.12.

BẢNG 3.12: KẾT QUẢ KIỂM TRA SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CỦA 2 NHÓM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ KHOÁ ĐH2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG TRƯỚC THỰC NGHIỆM  (nA = nB= 12) tbảng = 2,074
TT TestKết quả kiểm tratP
Nhóm ĐC
(n = 12)
Nhóm TN
(n = 12)
1Bật nhảy nâng cao đùi, thời gian 20s(lần).27,48±0,8527,35±0,820,4264>0.05
2Sút  bóng 05 quả  liên tục , chạy  đà  5m(s).17,25±0,617,36±0,620,4416>0.05
3Chạy đà ném biên (m).20,23±0,720,09±0,670,5005>0.05

Từ kết quả ở bảng 3.12 cho thấy thành tích trước thực nghiệm của cả 2 nhóm đều có Ttính = 0,4264;0,4416 và 0,5005 < Tbảng = 2,074 . Vậy ta có thể kết luận rằng sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p = 0,05. Như vậy thành tích ban đầu của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm là tương đương nhau...

Để đánh giá được hiệu quả của bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá trong quá trình tập luyện, chúng tôi tiến hành kiểm tra ở 2 thời điểm là 03 và 06 tháng với mục tiêu tìm hiểu sự tăng trưởng về sức mạnh tốc độ thông qua tác động định hướng của bài tập tác động đến kỹ chiến thuật của sinh viên trong thi đấu. Trên cơ sở đó chúng tôi xem xét, đánh giá hiệu quả tác động của bài tập đã lựa chọn trong quá trình thực hiện, kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 3.13 và 3.14.

BẢNG 3.13. KẾT QUẢ KIỂM TRA SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CỦA 2 NHÓM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ KHOÁ ĐH2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG SAU 03 THÁNG THỰC NGHIỆM (nA = nB= 12) tbảng = 2,074
TT TestKết quả kiểm tratP
Nhóm ĐC
(n = 12)
Nhóm TN
(n = 12)
1Bật nhảy nâng cao đùi, thời gian 20s(lần).27,64±0,8628,35±0,892,4369<0.05
2Sút  bóng 05 quả  liên tục , chạy  đà  5m(s).17,07±0,5216,65±0,452,1159<0.05
3Chạy đà ném biên (m).20,45±0,7221,08±0,752,0993<0.05
   
Sau 03 tháng ứng dụng các bài tập đã lựa chọn vào thực tiễn huấn luyện , chúng tôi đã nhận thây là: Thành tích của nhóm thực nghiệm của đã tăng lên so với nhóm đối chứng đều có Ttính =2,4369; 2,1159và 2,0993> Tbảng = 2,074   ở ngưỡng xác suất p = 0,05. Hay nói cách khác các bài tập ứng dụng để phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá khoá ĐH2 trường ĐH TDTT Đà Nẵng do chúng tôi lựa chọn bắt đầu đã có hiệu quả. Để khẳng định được một cách chính xác hơn chúng tôi tiến hành sử dụng các bài tập đã lựa chọn trên đối tượng thực nghiệm. Kết quả sau 06 tháng tiếp theo được trình bày tại bảng 3.14.

BẢNG 3.14. KẾT QUẢ KIỂM TRA SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CỦA 2 NHÓM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ KHOÁ ĐH2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG SAU 06 THÁNG THỰC NGHIỆM (nA = nB = 12) tbảng = 2,074
TT TestKết quả kiểm tratP
Nhóm ĐC
(n = 12)
Nhóm TN
(n = 12)
1Bật nhảy nâng cao đùi, thời gian 20s(lần).28,30±0,8829,55±1,113,057<0.05
2Sút  bóng 05 quả  liên tục , chạy  đà  5m(s).16,71±0,5115,78±0,385,0653<0.05
3Chạy đà ném biên (m).20,85±0,7422,12±0,794,0653<0.05


Từ kết quả thu đươc ở bảng 3.14 cho thấy kết quả sau 6 tháng thực nghiệm tiếp theo sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p = 0.05 Ttính = 3,057; 5,0653 và 4,0653 > Tbảng = 2,074.

Để so sánh kết quả giữa 2 nhóm được chặt chẽ hơn, chúng tôi tiến hành so sánh thành tích của 2 nhóm trước và sau thực nghiệm bằng phương pháp tự đối chiếu, kết quả thu được được trình bày từ bảng 3.15.

BẢNG 3.15.  SO SÁNH KẾT QUẢ KIỂM TRA SỨC MẠNH TỐC ĐỘ GIỮA 2 NHÓM TRƯỚC VÀ SAU THỰC NGHIỆM    (nA = nB = 12) tbảng = 2,074

TestKết quả kiểm tratp
Trước TN
 Sau TN

Nhóm đối chứng
(n=12)
Bật nhảy nâng cao đùi, thờigian 20s(lần).

27,48±0,85
28,3±0,882,3216<0,05
Sút  bóng 05 quả  liê n tục ,chạy đà  5m(s).17,25±0,6  16,71±0,512,3757<0,05
Chạy đà ném biên (m).20,23±0,720,85±0,742,1088<0,05
Nhóm thực nghiệm
(n=12)
Bật nhảy nâng cao đùi,thờigian 20s(lần).27,35±0,8229,55±1,115,5221<0,05
Sút  bóng 05 quả  liê n tục, chạy đà  5m(s).17,36±0,6215,78±0,387,5274<0,05
Chạy đà ném biên (m).20,09±0,6722,12±0,796,7893<0,05



Qua bảng 3.15. cho thấy thành tích của cả 2 nhóm đều tăng và có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p = 0,05.

Ở nhóm đối chứng đề tài nhận thấy Ttính = 2,3216; 2,3757 và 2,1088 > Tbảng =  2,074  ở ngưỡng xác suất p = 0,05.

Ở nhóm thực nghiệm đề tài nhận thấy Ttính= 5,5221; 7,5272 và 6,7893 > Tbảng = 2,074 ở ngưỡng xác suất p = 0,05.

Để khẳng định thêm hiệu quả các bài tập ứng dụng nhằm phát triển tố chất sức mạnh tốc độ. Chúng tôi tiến hành kiểm tra và đánh giá nhịp độ tăng trưởng của cảc hai nhóm trước và sau thực nghiệm. kết quả được trình bày ở bảng 3.16 và 3.17. (bảng 4.5 v à 4.6).

Từ đó ta có thể kết luận rằng thành tích của nhóm thực nghiệm tăng cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng, nhịp độ tăng trưởng của nhóm thực nghiệm cũng lớn hơn nhóm đối chứng. Như vậy, các bài tập được chúng tôi áp dụng bước đầu đã tỏ rõ tính hiệu quả rõ rệt.

Từ kết quả trên có thể khẳng định rằng với 18 bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn ứng dụng trong 06 tháng tập luyện cho sinh viên chuyên sâu bóng đá lớp 2D khóa ĐH2 trường ĐH TDTT Đà Nẵng có hiệu quả cao về việc phát triển sức mạnh tốc độ.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét