Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN - GIẢI QUYẾT NHIỆM VỤ 2 - PHẦN 1

3.2. Giải quyết nhiệm vụ 2:

Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả của các bài tập nhằm phát triến sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá năm thứ 2, hệ đại học trường Đại Học TDTT Đà Nẵng.

Để giải quyết nhiệm vụ này chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo các bước sau:

3.2.1. Xác định nguyên tắc lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ.

Để lựa chọn được bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá, trước hết chúng ta phải xác định được nguyên tắc lựa chọn. Chúng tôi đã dựa vào các nguyên tắc huấn luyện, dựa vào cơ sở lý luận của sức mạnh tốc độ, dựa vào đặc điểm tâm sinh lý và trình độ thực tế về sức mạnh tốc độ của sinh viên, dựa vào mục đích yêu cầu về huấn luyện thể lực và chương trình đào tạo của nhà trường nhằm bước đầu xác định các nguyên tắc lựa chọn.

Nguyên tắc lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá như sau:

  • Nguyên tắc 1: Các bài tập được lựa chọn phải có tính định hướng phát triển sức mạnh tốc độ rõ rệt nhằm tác động trực tiếp vào các nhóm cơ chủ yếu tham gia vào hoạt động kỹ - chiến thuật bóng đá.
  • Nguyên tắc 2: Việc lựa chọn các bài tập phải đảm bảo tính khả thi, nghĩa là các bài tập có thể thực hiện được trên đối tượng và điều kiện học tập của sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học TDTT Đà Nẵng.
  • Nguyên tắc 3: Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo tính hợp lý, nghĩa là nội dung, hình thức, khối lượng vận động phai phù hợp với đặc điểm đối tượng, điều kiện thực tiễn giảng dạy trong nhà trường.
  • Nguyên tắc 4: Các bài tập phải có tính hiệu quả, nghĩa là các bài tập phải nâng cao được năng lực sức mạnh tốc độ cho sinh viên.
  • Nguyên tắc 5: Các bài tập phải có tính đa dạng, tạo hứng thú tập luyện cho sinh viên.
  • Nguyên tắc 6: Các bài tập phải có tính tiếp cận với xu hướng sử dụng các biện pháp và phương pháp huấn luyện sức mạnh tốc độ trong huấn luyện hiện đại.
Sau khi bước đầu xác định được 6 nguyên tắc để lựa chọn bài tập, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 30 nhà khoa học, giáo viên , huấn luyện viên và các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong và ngoài trường về mức độ quan trọng của các nguyên tắc trên. Trong 30 người phỏng vấn thì có 6 phó giáo sư - tiến sĩ chiếm 20 %; 21 giáo viên và huấn luyện viên bóng đá chiếm tỷ lệ 70% và 03 nhà chuyên môn có kinh nghiệm chiếm tỷ lệ 10%. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.7.

BẢNG 3.7. KẾT QUẢ PHỎNG VẪN XÁC ĐỊNH NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ( n = 30).

TT

Nội dung phỏng vấn
Kết quả
Rất quan trọngQuan trọngÍt quan trọng
Số phiếuTỷ lệ %Số phiếuTỷ lệ %Số phiếuTỷ lệ %
1Nguyên tắc có tính định hướng rõ rệt279031000
2Nguyên tắc tính khả thi2996,713,300
3Nguyên tắc tính hợp lý2686,731013,3
4Nguyên tắc tính hiệu quả279026,713,3
5Nguyên tắc tính đa dạng301000000
6Nguyên tắc tính hiện đại2996,713,300

Qua bảng 3.7. ta có thể rút ra nhận xét: Tất cả 6 nguyên tắc mà chúng tôi đề xuất đã được các chuyên gia, giáo viên, HLV bóng đá đánh giá ở mức độ rất quan trọng chiếm tỷ lệ từ 86- 100% số phiếu.Vì vậy, đề tài sử dụng cả 6 nguyên tắc trên làm thành tiêu chí định hướng trong việc lựa chọn các bài tập.

3.2.2. Lựa chọn test kiểm tra đánh giá sức mạnh tốc độ cho sinh viên bóng đá.

Thông qua việc phân tích tổng hợp, tham khảo các tài liệu chuyên môn đề tài xác định được 5 test để đánh giá năng lực sức mạnh, tốc độ của sinh viên chuyên sâu bóng đá năm thứ 2 hệ Đại học trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Đó là các test sau:

  • Test 1: Bật nhảy nâng cao đùi, thời gian 20s (lần)
  • Test 2: Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn (s)
  • Test 3:  Sút cầu môn 05 quả liên tục, chạy đà 5m (quả)
  • Test 4: Chạy đà ném biên(m)
  • Test 5: Dẫn bóng tốc độ 30m (s) lặp lại 3 lần
Để đảm bảo tính thực tiễn và độ tin cậy của các test trên, chúng tôi tiến hành tham khảo ý kiến của các chuyên gia, HLV, giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và huấn luyện. Hầu hết các ý kiến đều đồng ý sử dụng các text trên để đánh giá sức mạnh tốc độ cho sinh viên bóng đá, song cần lưu ý kiểm tra tính thông báo của các test.

3.2.3. Xác định tính thông báo của các test đánh giá sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại Học TDTT Đà Nẵng.

Để xác định tính thông báo của các chỉ tiêu, test đã lựa chọn, chúng tôi tiến hành xác định mối tương quan giữa các chỉ tiêu, các test đã lựa chọn với kết quả học tập nội dung thực hành môn bóng đá của đối tượng nghiên cứa( kết quả học tập thực hành được lưu trữ tại bộ môn bóng đá - đá cầu và phòng đào tạo trường Đại Học TDTT Đà Nẵng). Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra sơ bộ trên đối tượng nghiên cứu( 64 sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại Học TDTT Đà  Nẵng các khoá đại học 42, đại hoc1, đại hoc2, trong đó khoá đại học 42: 22 sinh viên, đại học 1: 28 sinh viên, đại học 2: 24 sinh viên). Theo từng năm học ( từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 trong chương trình đào tạo).Thông qua 05 test đã lựa chọn. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.8.

BẢNG 3.8.: MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC TEST ĐÁNH GIÁ SỨC MẠNH TỐC ĐỘ VỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP THỰC HÀNH MÔN BÓNG ĐÁ CỦA SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG.
TT                  test                       Hệ số tương quan r
 Năm thứ  2     (n=24)Năm thứ 3 (n=28)Năm thứ 4
(n = 22)
1Bật nhảy nâng cao đùi, thời gian 20s (lần)0,7080,8360,845
2Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn (s)0,3270,3060,423
3Sút cầu môn 05 quả liên tục, chạy đà 5m(s)0,7250,7480,79
4Chạy đà ném biên (m)0,7810,7870,856
5Dẫn bóng tốc độ 30m(s) lặp lại 3 lần0,3130,2750,442



  • Kết quả thu được ở bảng 3.8 cho thấy có 03/05 test (1, 3, 4) đã lựa chọn ở đối tượng nghiên cứu có mối tương quan mạnh, có đầy đủ tính thông báo(/r/ > 0,6 với p < 0,05) có thể ứng dụng trong thực tiễn đánh giá khả năng sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại Học TDTT Đà Nẵng.
  • Mức độ tương quan giữa các test với kết quả học tâp thực hành của đối tượng nghiên cứu đều tăng theo từng năm học. Mức độ tương quan của các test với thành tích thi đấu, học tập của đối tượng nghiên cứu ở năm học thứ tư chặt chẽ hơn so với năm học thứ hai và năm thứ ba. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu về vấn đề này của các tác giả trong và ngoài nước.
  • Từ những kết quả nghiên cứu trên, đề tài đã lựa chọn được các test đủ giá trị thông báo để tiếp tục nghiên cứu về độ tin cậy của chúng, bao gồm 03 test sau:
    •  Bật nhảy nâng cao đùi, thời gian 20s(lần).
    • Sút cầu môn 05 quả liên tục, chạy đà 5m(s).
    • Chạy đà ném biên(m).



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét