Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN - GIẢI QUYẾT NHIỆM VỤ 1

3.1. Giải quyết nhiệm vụ 1

Tìm hiểu và đánh giá thực trạng  việc sử dụng các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá năm thứ 2, hệ đại học trường Đại học TDTT Đà Nẵng.

Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đã triển khai theo các bước sau:

3.1.1. Đánh giá chương trình học sức mạnh tốc độ của sinh viên chuyên sâu bóng đá năm thứ 2, hệ đại học trường Đại học TDTT Đà Nẵng:

Bóng đá là một môn học thuộc chuyên ngành cơ bản được đưa vào giảng dạy ngay từ đầu tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Trong quá trình  học tập ở trường thì sinh viên chuyên sâu bóng đá học tập tương đối đầy đủ các kỹ chiến thuật cơ bản của môn bóng đá, chương trình môn học được từng bước cải tiến cho phù hợp với những cải cách của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi thống kê nội dung chương trình môn học và trình bày ở bảng 3.1.

BẢNG 3.1. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ HỆ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG
Học kỳHọc phầnHọc trìnhCác hình thức lên lớpTổng
Thực hànhLý thuyếtBài tập phương phápKiểm tra
I144604060460
II244206060660
III344008060660
IV444008060660
V544006080660
VI643808080660
VII743808080660
VIII8446080660
Tổng832330485646480
Tỷ lệ (%)68.7510.0011.679.58100,00


Chương trình được tiến hành trong suốt 8 học kỳ của 4 năm học với tổng số là 8 học phần, 32 đơn vị học trình với tổng thời gian là 480 tiết.

Chương trình được phân thành 4 hình thức lên lớp chính là: thực hành, lý thuyết, phương pháp, kiểm tra. Trong đó các phần lên lớp chính trên giảng đường tập trung chủ yếu vào hai hình thức chính là lý thuyết và thảo luận bài tập, còn lên lớp thực hành là tập luyện và thực tập phương pháp giảng dạy, trọng tài.

Với 330 giờ tập luyện thực hành phân bố ra trong 08 học kỳ của 4 năm học, với các loại hình kỹ thuật, chiến thuật thể lực và thi đấu. Theo kế hoạch phân bố thời gian tập luyện trong tuần thì có 4 tiết học chuyên sâu (tương đương 2 giáo án).

Qua đó, ta có thể thấy số giờ giành cho thực hành cũng như số giờ giành cho huấn luyện - giảng dạy kỹ thuật cho sinh viên còn quá ít.

Từ thực tế đó chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng việc phân phối thời gian giảng dạy - thực hành qua từng năm học cụ thể ( năm thứ 2) như sau:

BẢNG 3.2. THỜI GIAN TẬP LUYỆN KỸ THUẬT, CHIẾN THUẬT, THỂ LỰC VÀ THI ĐẤU TRONG NĂM HỌC THỨ 2:
TTCác hình thức tập luyệnHọc kì I (tiết)Học kì II (tiết)Tổng
TiếtTỷ lệ (%)
1Kỹ thuật36347070.0
2Chiến thuật0204066.0
3Thể lực08081616.0
4Thi đấu, phương pháp TT0404088.0
Tổng5050100100,00


Qua bảng 3.2. ta thấy số tiết thực hành cho tập luyện thể lực là tương đối ít so với giờ giành cho kỹ thuật ,chiến thuật, thi đấu (số tiết tập luyện thể lực chiếm 16.0 %). Song đấy mới chỉ là số tiết dành riêng cho tập luyện thể lực nói chung.

Về thực trạng việc phân phối thời gian giảng dạy và tập luyện thể lực  cho sinh viên chuyên sâu bóng đá năm thứ 2, hệ đại học trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 3.3.

BẢNG 3.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHƯƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN THỂ LỰC CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ NĂM THỨ 2, HỆ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG.
TTNỘI DUNGSỐ TIẾTTỶ LỆ %
1Sức nhanh1022,22 %
2Sức bền1124,44 %
3

Sức mạnh:           SMTĐ0511,11 %
SMB0817,8 %
4Mềm dẻo0511,11 %
5Khả năng phối hợp vận động0613,32 %

Tổng45100 %

Qua bảng 3.3 chúng ta thấy chương trình giảng dạy và tập luyện thể lực cho sinh viên chuyên sâu bóng đá đại học năm thứ hai, hệ đại học tại trường Đại học thể dục thể thao Đà Nẵng như sau:

  • Thời gian tập luyện sức nhanh  là: 22,22%
  • Thời gian tập luyện sức bền là: 24.44%
  • Thời gian tập luyện sức mạnh tốc độ là: 11.11%
  • Thời gian tập luyện sức mạnh bền là: 17.8%
  • Thời gian tập luyện mềm dẻo là: 11,11%
  • Thời gian tập luyện khả năng phối hợp vận động là : 13,32%
Sức mạnh tốc độ là tố chất thể lực cơ bản, đặc thù được sử dụng rất nhiều trong tập luyện, thi đấu và rất quan trọng đối với cầu thủ khi thực hiện những pha tăng tốc dẫn bóng đột phá, những pha tranh chấp bóng tay đôi, sút cầu môn.... Chính vì vậy thời gian dành cho tập luyện sức mạnh tốc độ chiếm (11,11%) so với các tố chất thể lực khác trong chương trình là thấp. Theo các nhà chuyên môn thì thời gian tập luyện kĩ thuật đá bóng bằng mu trong chiếm tỷ lệ khoảng 17.00% là hợp lý.

3.1.2. Quan sát và  đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ của sinh viên chuyên sâu bóng đá năm thứ 2 hệ đại học trường Đại học TDTT Đà Nẵng.

Trường Đại học TDTT Đà Nẵng có nhiệm vụ đào tạo cán bộ TDTT có trình độ Đại học và Cao đẳng cho các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Sinh viên vào trường học tập môn chuyên sâu bóng đá đều là những sinh viên có bộc lộ năng khiếu môn bóng đá, và phần lớn đã chơi môn bóng đá từ phổ thông, chủ yếu là chơi bóng theo thói quen và ngẫu hứng; chưa được tập các kỹ thuật, thể lực cũng như chiến thuật một cách cơ bản, chưa có khái niệm thi đấu rõ rệt. Do đó nhiều sinh viên khi bước vào tập luyện một cách bài bản thì bộc lộ rõ những yếu kém về kĩ thuật , thể lực(sức mạnh tốc độ), nên ảnh hưởng lớn đến hiệu quả trong quá trình tập luyện và thi đấu. Thực tế trong tập luyện và thi đấu cho thấy, khi các tố chất thể lực cơ bản của sinh viên còn yếu sẽ gây cản trở rất lớn trong việc tiếp thu và thực hiện các kỹ - chiến thuật trong tập luyện nói chung và trong thi đấu nói riêng mà giáo viên đưa ra sẽ đạt hiệu quả không cao.

3.1.3. Thực trạng sức mạnh tốc độ của sinh viên chuyên sâu bóng đá đại học năm thứ 2  trường Đại học TDTT Đà Nẵng.

Để đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ (thông qua các tets sư phạm), chúng tôi tiến hành kiểm tra sức mạnh tốc độ của sinh viên chuyên sâu bóng đá các khoá đại học 2, đại học 1 và đại học 42 với 3 test được bộ môn bóng đá sử dụng trong quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo các học kỳ trong quá trình đào tạo. Kết quả trình bày bảng 3.4.

BẢNG 3.4. THỰC TRẠNG SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CỦA SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ HỆ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG.
TTTestNăm thứ 2 ĐH2 (n = 24)Năm thứ 3 ĐH1(n = 28) Năm thứ 4 ĐH42(n =22)Trung bình

Bật nhảy nâng cao đùi, thời gian 20s( lần)27,00±0,130,4±0,4132,5±0,530,37±0,42

Sút bóng 05 quả liên tục, chạy đà 05m(s)34,9±0,536,4±0,6537,3±0,6836,2±0,61

Chạy đà ném biên(m)18,0±0,3220,4±0,3322,5±0,3420,3±0,33

Từ kết quả thu được ở bảng 3.4 cho thấy, Sự hoàn thiện và nâng cao sức mạnh tốc độ của sinh viên các khoá là tương đối đồng đều. Qua từng năm tập luyện thành tích có tăng lên. Tuy nhiên sự phát triển sức mạnh tốc độ là chưa đáng kể, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn.

Với mục đích đánh giá thực trạng kết quả xếp loại sức mạnh tốc độ  của đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành đánh giá xếp loại kết quả kiểm tra các nội dung đánh giá thể lực (theo tiêu chuẩn của bộ môn bóng đá xây dựng) của sinh viên chuyên sâu bóng đá hệ đại học các khoá (2;1;42) tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 3.5.

BẢNG 3.5. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CỦA SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ HỆ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG.
Đối tượngMức xếp loạiNội dung kiểm tra
Bật nhảy nâng cao đùi, thời gian 20s( lần)Sút bóng 05 quả liên tục, chạy đà 05m(s)Chạy đà ném biên(m)
n%N%n%
Năm thứ 2 (n=24)Giỏi028,3014,16028,33
Khá0312,50416,670416,67
TB0937,50833,331041,67
Yếu1041,61145,840833,33
Năm thứ 3 (n=28)Giỏi027,140414,28s027,14
Khá0414,280519,230519,23
TB1242,861038,461246,15
Yếu1035,72934,610934,61
 Năm thứ 4
(n = 22)
Giỏi0313,64029,090313,64
Khá0418,180418,180418,18
TB1045,450940,91045,45
Yếu0522,730731,830522,73


Từ kết quả thu được ở bảng 3.5 cho thấy, sức mạnh tốc độ của sinh viên chuyên sâu bóng đá còn nhiều hạn chế. Đa số thành tích của các em ở mức trung bình và yếu kém (chiếm 60 – 70 %). Tỷ lệ sinh viên ở mức giỏi và khá chiếm tỷ lệ rất thấp.

Thông qua các tài liệu mà chúng tôi tham khảo và qua trao đổi với các giáo viên giảng dạy trong bộ môn bóng đá trong nhà trường, các huấn luyện viên bóng đá ở khu vực Miền Trung, các nhà khoa học TDTT chuyên nghành bóng đá. Chúng tôi rút ra được nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên đó là: trong quá trình giảng dạy, huấn luyện có một số điểm chưa hợp lý:

  • Các chỉ tiêu đánh giá (test) thể lực hiện được sử dụng phần lớn trọng nhiều năm qua. Trong đó có một số chỉ tiêu đánh giá (test) đã không còn phù hợp với xu hướng phát triển của bóng đá hiện đại.
  • Việc đánh giá trình độ thể lực của sinh viên không có sự khác biệt qua từng học kỳ, năm học.
  • Việc sử dụng thời gian để phát triển các tốt chất thể lực (cụ thể là thời gian quá ngắn)
  • Việc sử dụng các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên không hợp lý và có mâu thuẫn.
Sức mạnh tốc độ hạn chế sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc thực hiện kỹ thuật và chiến thuật cũng như trong thi đấu. Chính vì vậy, việc áp dụng phương pháp, bài tập một cách khoa học và hợp lý nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên là việc làm rất đáng quan tâm trong huấn luyện và giảng dạy bóng đá.

3.1.4. Thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên bóng đá năm thứ 2, hệ đại học tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng.

Để đánh giá được thực trạng về việc sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ chúng tôi tiến hành tổng hợp, thống kê các dạng bài tập mà bộ môn đã sử dụng. Kết quả chúng tôi trình bày ở bảng 3.6.

BẢNG 3.6. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ NĂM THỨ 2 HỆ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG.
Nhóm bà tậpTTBài tậpSố lần sử dụn (lần)Tổng (lần)Tỷ lệ (%)

Bài tập không bóng
1Bật nhảy nâng cao đùi, thời gian 20s  (l ần)02936
2Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh (2phút)03
3Nhảy liên tục 2 tay chạm mu bàn ch ân(l ần)02
4Chạy tốc độ cao c ác cự ly 20,40,60m02
Bài tập có bóng5Chạy đà ném biên(m).041144
6Sút cầu môn 05 quả liên tục, chạy đà 5m(s).03
7D ẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 05 quả liên tiếp(s)02
8Dẫn bóng tốc độ cao 30m sút cầu m ôn5 chạm(s).02
Bài tập trò chơi và thi đấu9Trò chơi ôm bóng chạy.02520
10Thi đ ấu s ân nh ỏ v ới đi ều ki ện.03


Tổng8282100.00



Từ kết quả thu được ở bảng 3.6 cho thấy, đa số các bài tập kĩ thuật có bóng được sử dụng (chiếm 44% lần sử dụng). Các bài tập không bóng và bài tập trò chơi và thi đấu thì ít được sử dụng (chiếm 36% và 20%). Theo các nhà chuyên môn thì nhóm bài tập kĩ thuật có bóng và trò chơi thi đấu gây hưng phấn mạnh trong tập luyện của năm học thứ 2 là phù hợp và có hiệu quả trong huấn luyện, giảng dạy, tập luyện phát triển sức mạnh tốc độ.

Như vậy, từ các kết quả nghiên cứu đã được trình bày ở trên, có thể thấy rằng, sức mạnh tốc độ của sinh viên chuyên sâu bóng đá hệ đại học nói chung và đại học năm thứ 2 nói riêng trường Đại học TDTT Đà Nẵng còn hạn chế. Thời gian giành cho tập luyện sức mạnh tốc độ còn ít. Các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ chưa được sử dụng một cách hợp lý. Chính vì vậy, việc lựa chọn được những bài tập có hiệu quả nhất nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên năm thứ 2 là vấn đề rất cần thiết.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét