Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Thực trạng hoạt động quan hệ công chúng qua bóng đá ở Việt Nam - Phần Mở Đầu

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Nói đến PR (public relations), nhiều người trong chúng ta còn thấy đây là một khái niệm khá mới mẻ, ngay cả đối với một số người hoạt động trong lĩnh vực tiếp thị. Mới đến nổi hiện nay chúng ta cũng chưa thống nhất được cách chính xác của lĩnh vực hoạt động này. Có thể gọi đó là hoạt động đối ngoại, hoạt động giao tế, quan hệ cộng đồng…hay đơn giản là PR.


Nhưng thật ra thì PR đã tồn tại và áp dụng hữu hiệu tại nước ta từ lâu. Chỉ có việc lý thuyết và hệ thống hoá các hoạt động này bằng thuật ngữ và biến nó thành một chuyên ngành là mới mẻ mà thôi.

2. Trong bối cảnh thị trường hiện nay, hàng hoá, dịch vụ đa dạng phong phú, người tiêu dùng gặp khó khǎn trong việc phân biệt, đánh giá sán phẩm. Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một uy tín riêng cho sản phẩm của mình nhằm đem lại cho sản phẩm hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng, nói cách khác đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng.Các doanh nghiệp định vị và quảng cáo thương hiệu bằng nhiều phương pháp: thông qua quảng cáo, PR, giá cả hoặc bằng chính sản phẩm, với mục tiêu chung là làm sao đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Trong đó có thể nói hoạt động PR có tác động tích cực trong việc quảng bá thương hiệu với các chương trình hành động được thiết kế và hoạch định tỉ mỉ, cẩn thận nhằm gặt hái được sự thừa nhận của công chúng và thông tin đến họ những hoạt động cũng như mục tiêu của doanh nghiệp.

3. Quan sát trên thị trường có thể nhận thấy rất ít doanh nghiệp Việt Nam sử dụng PR chuyên nghiệp trong xây dựng thương hiệu, mặc dù họ có thể chi rất nhiều tiền cho quảng cáo đại trà! Một số doanh nghiệp khác thì có sử dụng PR, nhưng chưa hiểu đủ và nhận thức đúng về nó. Không ít doanh nghiệp cho rằng làm PR đơn giản chỉ là tìm cách xuất hiện trên truyền hình, đăng hình hoặc nêu tên công ty mình trên mặt báo mà không chú ý đến thông điệp và cách thức xuất hiện như thế nào? Một số công ty khác lại đồng hóa PR với tổ chức sự kiện hay tham gia tài trợ một chương trình nào đó, và chưa quan tâm đến yếu tố truyền thông.

4. Bạn sẽ không tưởng tượng được quan hệ cộng đồng sẽ đem lại cho bạn lợi ích to lớn đến mức nào. Mọi người không biết tên tuổi công ty của bạn. Bạn có nhu cầu để đưa thông tin đến con người. Nhờ quan hệ với công chúng, những cánh cửa đóng chặt trước đây sẽ mở ra. Tên tuổi của công ty sẽ được nâng lên. Đó là vì chúng ta thường đặt niềm tin vào những gì đã đọc và nhìn thấy trên bản tin. Điều trớ trêu là ở chỗ những người làm công tác quan hệ quần chúng chuyên nghiệp biết rõ rãng 90% tin tức được hình thành từ nỗ lực của những chuyên viên làm PR. Biên tập và nhà sản xuất của một chương trình truyền thông là những người không bao giờ thoả mãn với công việc của mình. Hàng ngày, hàng thàng, họ phải bắt đầu lại với những trang trắng hay sự bế tắc trong không gian yên lặng và lấp đầy chúng bằng những thông tin thú vị, hào hứng cho độc giả. Bạn có thể chính là nguồn gốc cho những thông tin đó.

Nên làm những tiếp thị đơn giản vì chi phí thấp và có ảnh hưởng lớn. Có rất nhiều sách giới thiệu cách thức để sử dụng phương tiện báo chí như viết bài trên báo và thực hiện những cuộc phỏng vấn thiết thực.

5. Trên thế giới, việc doanh nghiệp tài trợ hay mua hẳn một câu lạc bộ nào đó, người ta ít thấy trường hợp tên doanh nghiệp đó hay doanh nhân nào đó ghi liền với tên câu lạc bộ. Tuy nhiên, người hâm mộ và khách hàng Việt Nam vẫn biết rằng doanh nghiệp đó, doanh nhân đó đã “kết duyên” với câu lạc bộ thông qua những hình thức tiếp thị đa dạng nhưng rất hiệu quả.

II.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu về PR va PR qua bóng đá, thực trạng của bóng đá Viêt Nam.Nhằm tìm hiểu và đưa ra một số cách làm PR doanh nghiêp qua bóng đá Việt Nam.

III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

Các doanh nghiệp tài trợ cho các đội bóng Việt Nam và Châu Âu.

IV.PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

Các đội bóng đá Viêt Nam và Châu Âu.



Sưu tầm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét