Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

B. NỘI DUNG 

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Giải quyết vấn đề:

* Về phía học sinh

  • Xây dựng cho các em một niềm tin, một sự ham thích nơi chính bản thân mình, để các em đi theo và điều chỉnh sở thích của mình sao cho hợp lý.
  • Tập cho các em có thói quen làm việc có khoa học để các em có thời gian chơi bóng đá.



* Về phía giáo viên thể dục:

Chúng ta đều biết TDTT là một lĩnh vực khoa học, không có kiến thức khoa học về TDTT thì  không thể tập luyện đúng, không thể truyền tải đến học sinh. Là giáo viên thể dục cần phải xây dựng cho mình nếp sống văn minh khoa học, thường xuyên rèn luyện thân thể. Cho nên việc giáo dục thể chất là con dao hai lưỡi, người giáo viên hướng dẫn tập luyện mà không nắm được tình hình sức khỏe, đặc điểm sinh lý của học sinh thì dễ đưa đến hậu quả khó lường, gây nguy hại đến sức khỏe, tác động xấu đến sự phát triển tố chất học sinh. Để thực hiện được chương trình và giảng dạy cho học sinh tập luyện có hiệu quả, điều quan trọng có tính quyết định là giáo viên thể dục phải có trình độ chuyên môn vững vàng, yêu thích TDTT, có sức khỏe tốt, xuất phát từ yêu cầu trên, tôi đưa ra giải pháp sau:
  • Phải thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của tiến trình giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn, phải dự giờ trao đổi kinh nghiệm, tham khảo các bài giảng mẫu, nâng cao nghiệp vụ sư phạm, tìm tòi những phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với thực tiễn và tạo sự thoải mái và hứng thú cho học sinh.
  • Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn, phục vụ tốt cho công tác chăm lo sức khỏe học sinh.
  • Giáo viên phải  tự trao dồi một số kỹ năng về bóng đá cũng như trao dồi về kiến thức, phương pháp huấn luyện bộ môn này, đưa ra các bài tập, trò chơi, phong cách kể chuyện, nhiệt tình năng động, xây dựng môi trường học tập thân thiện nhằm gây hứng thú, phát huy tính tích cực trong tập luyện của học sinh.

* Về cơ sở vật chất:

  • Để đảm bảo công tác giáo dục thể chất cho học sinh đòi hỏi phải tăng cường các thiết bị dụng cụ phục vụ cho cho việc giảng dạy của giáo viên và việc tập luyện của học sinh, cụ thể như sau:
  • Nhà trường và các ban ngành các cấp có liên quan cần quan tâm nhiều hơn vào việc đầu tư tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ… cũng như tổ chức các giải  thi đấu chào mừng các ngày lễ, thi đấu giao hữu với các trường bạn nhằm giúp cho các em có nhiều dịp để tiếp xúc, cọ sát và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
  • Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, những loại hình hoạt động thi đua.. Nhằm để đưa phong trào TDTT ở trường  ngày càng mạnh hơn điển hình là môn bóng đá ngày càng phát triển và đạt kết quả cao hơn.
  • Thường xuyên cải tạo và nâng cao chất lượng sân bãi tập luyện.

2. Đánh giá kết quả:

Tôi đã sử dụng thời gian cuối mỗi tiết học và tiết học thể thao tự chọn để hướng dẫn các em tập luyện  một số kỹ năng của môn bóng đá (Thời gian áp dụng từ 30/08/2010- 20/10/2010) thực hiện trên 3 lớp: 7A1, 7A2, 7A3 với tổng số học sinh là: 93 em.

Sau quá trình áp dụng thực hiện một số biện pháp trên thì thực tế học sinh ở trường THCS Ninh Điền tham gia chơi  bóng đá  nhiều hơn.

Kết quả đạt được như sau:


Chưa kích thích  
Đã kích thích
Sự ham thích
Sự ham thích
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
65
69.8
86
92.5








Biểu đồ: Sự ham thích môn bóng đá:

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy rằng: khi chưa kích thích sự ham thích về môn bóng đá thì  học sinh ham thích về bộ môn này đạt tỉ lệ: 69.8%,  Sau thời gian áp dụng một số biện pháp nêu trên thì học sinh ham thích về bộ môn này được nâng lên đạt tỉ lệ: 92.5%. Như vậy, sự tác động của giáo viên về phương pháp dạy học, dụng cụ tập luyện, sân bãi… sẽ làm tăng sự ham thích tập luyện TDTT nói chung và bộ môn bóng đá nói riêng.



Sưu tầm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét