Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

B. NỘI DUNG 

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Trong xã hội TDTT được coi như là một yếu tố giáo dục có ý nghĩa lớn lao. Theo quan điểm của người Hy Lạp cổ đại về ý nghĩa của các bài tập TDTT được biểu thị qua lời nói của Arixtot: “không có cái gì làm tiêu hao và phá hủy con người hơn là sự ngưng trệ vận động”.


Theo lịch sử phát triển của xã hội loài người từ xã hội nguyên thủy đến XHCN, đặc biệt dưới chế độ TBCN TDTT phát triển ở trình độ cao, sự xuất hiện và phát triển sâu rộng của TDTT xem như là một bộ phận của nền văn hóa xã hội. Trong TDTT phát triển rất nhiều môn trong đó, có môn bóng đá là môn mà bản thân tôi tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu.

Bóng đá là một môn thể thao hấp dẫn đối với mọi người, mọi lứa tuổi không kể nam hay nữ. Bóng đá có ý nghĩa rất lớn trong việc rèn luyện và nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực. Là môn thể thao giáo dục tính tập thể, tính chiến đấu cao. Bóng đá có từ lâu đời, mặc dù chưa xác định được cội nguồn của nó nhưng các nước trên thế giới cũng đã tổ chức ra liên đoàn bóng đá thế giới viết tắt là FIFA (Federation Internationnal Football Association). 

Từ cuối thế kỷ 19 trở đi, phong trào bóng đá phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Hiện nay, bóng đá là môn rất sôi động, có sức thu hút và hấp dẫn không chỉ ở giới thanh niên, trung niên mà ở mọi lứa tuổi, mọi giới đều ham thích. Nhìn chung bóng đá cũng như các môn thể thao khác đã trở thành nhu cầu của quần chúng, nó hấp dẫn và mang tính nghệ thuật cao, có tính quốc tế.
Đối với Việt Nam, bóng đá là một môn không kém phần sôi nổi so với thế giới. Trong những năm gần đây trong các kỳ đại hội Seagames, AFF cup. Khi có đội tuyển bóng đá Việt Nam thi đấu thì dân chúng cả nước hầu hết nhiệt tình ủng hộ rất sôi động và náo nhiệt, nhất là đội tuyển Việt Nam ghi bàn... Hơn nữa, trong các ngày lễ, ngày nghĩ thông qua các cuộc thi đấu bóng đá, nhân dân được tinh thần nâng cao đời sống văn hóa, thắt chặt mối quan hệ hữu nghị và sự hiểu biết giữa các địa phương, các ngành. Đồng thời giúp cho huấn luyện viên và vận động viên học tập trao đổi kinh nghiệm về phương pháp huấn luyện và trình độ thi đấu. Hơn thế nữa, bóng đá không những mang ý nghĩa chính trị mà còn mang tính khoa học thể hiện trình độ văn hóa thể thao tiên tiến của nước đó. 
Trong ngành giáo dục cũng vậy nó mang ý nghĩa rất lớn, là một bộ phận giáo dục thể chất trong nhà trường, là một mặt quan trọng trong giáo dục toàn diện, nhằm trang bị cho học sinh đầy đủ về mọi mặt để thực hiện tốt nhiệm vụ của công dân là học tập lao động và bảo vệ đất nước. Trong chương trình GDTC bóng đá được coi là một trong những nội dung chính vì nó có tầm quan trọng rất đặc biệt, hấp dẫn. Nó bồi dưỡng cho con người về các mặt như sau:
  • Ý chí phẩm chất: trong quá trình học tập và rèn luyện, những biểu hiện cá biệt, cá tính thể hiện rõ nhất. Trong những trận đấu hay tình huống gây go vận động viên thể hiện rõ bản chất của mình, đồng thời giúp họ trở thành cứng rắn, vững vàng có kinh nghiệm, giải quyết một cách đúng đắn. Với sự tập luyện và thi đấu thường xuyên giúp cầu thủ gắn bó với đội, tập thể, cơ quan, đồng thời giáo dục lòng dũng cảm, ý chí kiên cường vì tập thể, vì danh dự quốc gia ..... từ đó dần dần hình thành những con người có đạo đức, ý chí, phong cách kiên định. 
  • Phát triển các tố chất và nâng cao chức năng sinh lý cơ thể: Đặc trưng của bóng đá là hoạt động không có chu kỳ đòi hỏi các cầu thủ phải phản ứng mau lẹ với mọi động tác khác nhau ....các cầu thủ phải điều khiển quả bóng trong những tình huống phức tạp, đối kháng cao. Do đó rèn luyện cho vận động viên thói quen phản xạ nhanh, biến đổi thao tác vận động và chuyển hướng kịp thời để tránh sự cản phá của đối phương. 
  • Về mặt thể hình: nếu tập luyện môn bóng đá có phương pháp thì cơ thể cầu thủ có vóc dáng tương đối, chiều cao, cân nặng hầu như hơn người bình thường, các cơ bắp vai, ngực đều được phát triển hài hòa toàn diện và cân đối. 
  • Đối với cơ thể vận động: song song với việc phát triển về các chỉ tiêu nhân chủng học thì các nhóm cơ xương, dây chằng cũng được cũng cố... làm cho xương đùi, cẳng chân của cầu thủ khỏe hơn người bình thường, sự lưu thông cung cấp máu cho cơ tăng làm cho cơ phát triển, hệ thống tim mạch cũng được tăng cường phát triển.
  • Đối với cơ quan hô hấp: lượng thông khí phổi đạt tới 120-180 lít/phút. Nhu cầu oxi từ 3-5 lít. Tập luyện thường xuyên cơ quan hô hấp cầu thủ được nâng lên, khắc phục hoặc không xuất hiện hiện tượng cực điểm, tạo khả năng vận động lâu dài.
  • Đối với hệ tuần hoàn: nếu tập luyện đúng phương pháp nhất là vận động viên sẽ tăng kích thước tim lớn hơn so với người bình thường, cơ tim dày hơn, khả năng làm việc tốt hơn. Do bóng đá có tầm quan trọng như vậy cho nên các em học sinh tham gia nó sẽ có tác dụng to lớn như: 
    • Nó đem lại cho các em sự thoải mái về tinh thần, kích thích các em hưng phấn trong học tập cũng như trong lao động
    • Bóng đá giúp phát triển trí tuệ, rèn luyện cho các em tính kỷ luật, tinh thần tập thể “mình vì mọi người”, sự nhanh nhẹn tháo vác và óc sáng tạo cao. Không những vậy mà còn làm cho các em thư giãn thần kinh và duy trì khả năng lao động trí óc. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét