Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Tên đề tài: “Giải pháp kích thích sự ham thích môn bóng đá cho học sinh khối 7 trường THCS Ninh Điền”.
* Họ và tên người thực hiện: Lưu Hữu Phúc
* Đơn vị công tác: trường THCS Ninh Điền

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

  • Nghiên cứu để đưa ra giải pháp kích thích sự ham thích môn bóng đá để có phương pháp giảng dạy phù hợp.
  • Nghiên cứu nhằm rút ra những kinh nghiệm cho bản thân để có vốn kiến thức vững chắc phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong trường phổ thông.


II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

* Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 7 (lớp 7A1, 7A2, 7A3)trường THCS Ninh Điền, Châu Thành, Tây Ninh.
* Phương pháp nghiên cứu:
  • Phương pháp nghiên cứu tư liệu
  • Phương pháp quan sát sư phạm
  • Phương pháp phỏng vấn trao đổi trò chuyện
  • Phương pháp thực nghiệm sư phạm
  • Phương pháp toán học thống kê
  • Phương pháp phân tích tổng hợp
  • Phương pháp sử dụng trò chơi.

III. ĐỀ TÀI ĐƯA RA GIẢI PHÁP MỚI:

Đưa phong trào TDTT và sự tham gia của học sinh chơi bóng đá ở trường ngày càng sâu rộng.

IV. HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG:

  • Giúp học sinh ham thích học bóng đá hơn nữa.
  • Nâng cao chất lượng dạy học.

V. PHẠM VI ỨNG DỤNG:

Cho tất cả học học sinh ở trường THCS Ninh Điền và các trường trong huyện Châu Thành.

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài:

Giáo dục thể chất là một quá trình sư phạm hướng vào việc hoàn thiện con người về mặt hình thái và cả về chức năng hình thành các kỹ xảo vận động cơ bản quan trọng trong đời sống con người với những hiểu biết liên quan đến các kỹ năng, kỹ xảo đó, phát triển các phẩm chất và các khả năng về thể lực của con người hình thành lối sống lành mạnh, mở rộng giới hạn của những năm tháng hoạt động sáng tạo của con người chuẩn bị cho con người thực hiện tốt nghĩa vụ lao động và bảo vệ tổ quốc. Lao động và bảo vệ tổ quốc là vấn đề chính trị quân sự hết sức quan trọng đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cho nên Bác Hồ nói: “giữ gìn xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt. Mỗi một người dân mạnh khỏe tức là làm cho cả nước mạnh khỏe”. Hơn nữa, bất cứ ai trong chúng ta, muốn làm một việc gì đó thì cũng cần có sức khỏe. Bởi thế, kinh nghiệm có câu “thân thể tráng kiện tinh thần mới minh mẫn”.

Mặt khác, do nhu cầu phát triển của xã hội, do sự đổi mới của đất nước, theo chủ trương chính sách giáo dục đúng đắn của Đảng và nhà nước đời hỏi rất nhiều đến phẩm chất và năng lực của từng cá nhân nói riêng của các ngành nghề nói chung. Theo sự phát triển của cơ chế thị trường ngày càng tiến bộ việc giáo dục giữ vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh đó giáo dục thể chất trong nhà trường là một vấn đề không thể thiếu được. Bởi thế Bác Hồ nói: “Sức khỏe là vàng, lao động là vinh quang”. Do đó, muốn giữ gìn sức khỏe nên thường xuyên tập thể dục bồi bổ sức khỏe đã được xác định như là một quyền lợi, trách nhiệm và bổn phận của tất cả mọi người, mọi tầng lớp, ai cũng có thể làm được điều đó. Vì TDTT còn là phương tiện hấp dẫn có hiệu quả, giúp cho tình đoàn kết hữu nghị của các dân tộc trên thế giới xích lãi gần nhau thêm. Vì thế Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác TDTT và GDTC trong nhà trường, coi sức khỏe là một trong những cái quý nhất của con người.

Theo điều 41 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã ghi quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học và chỉ thị 36 CP-TW ngày 24/03/1994 của bí thư TWĐCSVN đã ghi : thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học.

Chủ nghĩa Mác- Lênin đã khẳng định thể dục là một bộ phận hợp thành chủ yếu của nền giáo dục XHCN và cộng sản chủ nghĩa và là một phương tiện quan trọng để đào tạo những nhân cách phát triển toàn diện và hài hòa. Không chỉ riêng về các môn điền kinh, cầu lông, bơi lội... các môn bóng nói chung, bóng đá nói riêng. Bóng đá là một môn thể thao tập thể đối kháng trực tiếp, là môn thể thao mũi nhọn của mỗi quốc gia, một phương tiện hấp dẫn trong GDTC và trong văn hóa thể thao của tuổi trẻ, nó có tác dụng giáo dục người tập về nhiều mặt như: ý chí, đạo đức, tác phong, thể chất đồng thời còn là biện pháp tăng cường tình hữu nghị hiểu biết lẫn nhau giữa các tập thể, các địa phương dân tộc và các quốc gia.

Từ những lý do trên, tôi mong muốn học sinh của mình ngày càng thích và chơi bóng đá nhiều hơn nên tôi chọn đề tài: “Giải pháp kích thích sự ham thích môn bóng đá cho học sinh khối 7 trường THCS Ninh Điền”. 

2. Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh khối 7 trường THCS Ninh Điền - năm học: 2010 - 2011.

3. Mục đích nghiên cứu:

Thông qua đề tài này giúp ta nắm được tình hình ham thích môn bóng đá  và đưa ra giải pháp kích thích sự ham thích môn bóng đá đối học sinh khối 7 trường THCS Ninh Điền.

4. Phạm vi ứng dụng:

Áp dụng cho tất cả học sinh của trường THCS Ninh Điền và các trường trong huyện.

5. Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp nghiên cứu tư liệu.
  • Phương pháp quan sát sư phạm.
  • Phương pháp phỏng vấn trao đổi trò chuyện.
  • Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
  • Phương pháp toán học thống kê.
  • Phương pháp phân tích tổng hợp.
  • Phương pháp sử dụng trò chơi.


Sưu tầm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét