Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Phần III Những giải pháp nhằm phát triển hoạt động PR qua bóng đá

1. Phải cố gắng kéo khán giả tới sân trở lại.

Việc các trận đấu V-League thưa thớt khán giả là thực trạng buồn của bóng đá VN trong nhiều năm qua. Khán giả VN đang ngày càng quen dần với các trận cầu đỉnh cao, mang tính quyết liệt cao. Asian Cup 2007 là một ví dụ. Họ ùn ùn kéo tới sân Mỹ Đình để xem các cuộc đối đầu đỉnh cao của đội tuyển VN với những đội bóng tên tuổi của châu Á.


Khi V-League trở lại, đấu trường này đã không đủ hấp dẫn họ. Thứ hai là giới truyền thông đã dành quá nhiều ưu ái cho đội tuyển. Trước và sau trận đấu của đội tuyển, tôi thấy rất nhiều tờ báo làm mọi chuyện liên quan đến đội bóng như phỏng vấn cầu thủ, HLV, phân tích, đánh giá, dự đoán... 

Với V-League, nhiều tờ báo tỏ ra khá thờ ơ. Tôi rất hiếm khi thấy tờ báo nào đăng phỏng vấn HLV hay cầu thủ trước và sau lượt đấu. Cũng phải kể đến chuyện những năm gần đây, khán giả đã chán các giải trong nước vì chuyện mua bán độ, dàn xếp tỉ số...

Do đó để kéo khán giả tới sân trở lại,chúng ta phải cố gắng tổ chức một gải bóng đá sạch,không có chuyện giàn xếp tỷ số để tạo lòng tin cho khán giả khi tới sân đang được xem một trận bóng đá mà hai đội đá hết mình vì màu cờ sắc áo.

Bên cạnh đó,báo chí phải có một vai trò quan trọng trong viêc thông tin tới các khán giả những thông tin cần thiêt.Đó là về thời gian các trân đấu diễn ra trước nhiều ngày để khán giả có thể thu xếp thời gian để đi xem.Phải tuyên truyền làm sao để giải V-League trở thành một nơi khán giả tới hàng tuần để thư giãn.

2. Tăng lượng cầu thủ ngoại trong một trân đấu.

Điều này sẽ làm tăng chất lượng V-League lên một tầm mới.Có thể nói chúng ta không cần một giải đá bóng phổ cập cầu thủ nội mà chất lượng kém ma ta cần một giả bong đá mạnh.Để các trân đấu đầy ắp khán giả,khi đó các doanh nghiệp mới cố thể chi những khoản tiền lớn để tài trợ mong tên tuổi của doanh nghiệp mình đến được với khán giả,đến được với người tiêu dùng.

3. Tiền bản quyền truyền hình phải được xem là nguồn thu chính.

Khi các trận đấu bóng đá V-League được nâng lên một tầm cao mới.Tiền bản quyền truyền hình trả cho các trận đấu sẽ cao hơn vì khán giả sẽ xem các trận đấu này nhiều hơn.Tiền quảng cáo trong trân đấu sẽ tăng cao.Khi khán giả có cảm hứng xem trên tivi thì se thôi thúc họ đến sân hơn.

4. Doanh nghiệp phải cùng chung sức với đội bóng.

Một khi đội bóng mạnh lên,có tên tuổi hơn doanh nghiệp sẽ đươc thơm lây.Báo chí sẽ viết về đội bóng nhiều hơn,các bản tin thể thao trên truyền thông cũng sẽ đưa tin nhiều hơn.Khi đó thương hiêu của doanh nghiệp sẽ xuất hiện nhiều trên thông tin đại chúng,người tiêu dùng sẽ biết đến sản phẩm của doanh nghiêp.

5. Làm cho truyền thông chú ý tới đội bóng của mình tài trợ.

Một vụ mua bán cầu thủ ngoại có tên tuổi có thể là một chiến lược PR doanh nghiệp hiệu quả.Báo chí và truyền hình sẽ đưa thông tin này hàng ngày trên thông tin đai chúng.

KẾT LUẬN

Qua phần nội dung đã trình bày ở trên, tôi muốn nói về môt vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam. Đây là một đề tài mới, chưa có nhiều người quan tâm đến.Vì thế công việc tìm hiểu về đề tài này của mọi người còn nhiều hạn chế. Tôi mong đề tài nghiên cứu này sẽ phần nào giúp ích các bạn có thêm môt số thông tin về hoạt động PR và PR qua bóng đá của các doanh nghiệp Việt Nam. Và cũng hy vọng  rằng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều chiến lược để quảng bá hình ảnh và thương hiệu của mình.

Mặc dù bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót do tài liệu còn hạn chế. Tôi mong được sự quan tâm và đóng góp ý kiến cho đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét