Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

II. LỢI ÍCH CỦA THỂ DỤC THỂ THAO - THÚC TIẾN QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG PHÁT DỤC NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHỨC NĂNG CƠ THỂ - ẢNH HƯỞNG VỚI HỆ VẬN ĐỘNG

Sau đây,em xin trình bày lợi ích của thể dục thể thao:

1/ Thúc tiến quá trình sinh trưởng phát dục nâng cao trình độ chức năng cơ thể

Thể chất tốt là điều kiện đảm bảo cho sức khoẻ tốt. Rèn luyện thể thao có thể thúc tiến quá trình trao đổi chất ở các cơ quan, tổ chức trong cơ thể, từ đó hoàn thiện nâng cao chức năng các bộ phận, cơ quan trong cơ thể.


Thể chất được biểu hiện ở nhiều phương diện, nó bao gồm tình trạng phát dục của các cơ quan bộ phận trong cơ thể, trình độ về năng lực hoạt động cơ bản và các tố chất cơ thể, năng lực thích nghi với hoàn cảnh môi trường bên ngoài…

Ở đây, chúng ta nhìn từ góc độ sự ảnh hưởng của thể dục thể thao đối với chức năng của hệ vận động, hệ thống hô hấp, hệ thống tuần hoàn và hệ thống thần kinh để bàn về tập luyện thể dục thể thao đã tăng cường thể chất như thế nào?

a) Sự ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao đối với hệ vận động

Các hoạt động thông thường của con người đều là dựa vào hệ vận động. Thường xuyên tập luyện thể dục thể có thể tăng cường được các chất của xương, tăng cường sức mạnh cơ bắp, tăng cường tính ổn định và biên độ hoạt động của các khớp, từ đó mà năng lực hoạt động của cơ thể đã được nâng lên, xương và khớp được cấu tạo thành. Xương còn có một chức năng khác nữa đó là tạo máu cho cơ thể. Do vậy, sự sinh trưởng và trưởng thành của xương không chỉ có tác dụng quan trọng đối với hình thái cơ thể mà còn có sự ảnh hưởng quan trọng đối với năng lực vận động và lao động của con người.

Rèn luyện thân thể có thể cải biến kết cấu của xương, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao có thể tăng cường các chất trong xương. Sự biến đổi thể hiện rõ rệt nhất trên phương diện hình thái của xương đó là: Cơ bắp bám ngoài xương tăng lên nhiều, chất liên kết ở các lớp ngoài của xương cũng từ đó được tăng lên, sự sắp xếp của các chất mềm (xốp) bên lớp trong của xương cũng căn cứ vào áp lực và lực kéo của cơ mà thích nghi. Đây chính là sự tăng lên về sự kiên cố của xương, từ đó có thể chịu đựng được phụ tải lớn, nâng cao năng lực chống chịu áp lực, trọng lượng lớn, sự kéo dài và xoay chuyển…của xương.

Ví dụ: Vận động viên thể dục thực hiện động tác kéo tay xà đơn. Khi thực hiện động tác này, hai tay của vận động viên luôn phải chịu trọng lực của cơ thể và lực kéo tay của cơ bắp. Nếu thường xuyên tập luyện động tác này sẽ làm cho xương của hai tay có sự thích nghi với việc chịu đựng 2 lực kể trên và từ đó năng lực chịu tải của xương 2 tay đã được nâng lên. Cũng như thế, đối với các động viên cầu lông, bắn súng thì tay thuận sẽ to và khoẻ hơn, các vận động viên nhảy cao, nhảy xa, xương ở chân sẽ khoẻ hơn ở người thường… 

Điều này đã nói rõ một vấn đề: Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thì sự phát triển của xương được nâng lên rõ rệt.

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ đẩy mạnh sự phát triển chiều cao của các em thiếu niên nhi đồng. Đối với sự phát triển của xương thì đầu mút xương là hết sức quan trọng. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ tăng nhanh tốc độ tuần hoàn máu, từ đó mà tăng được lượng vật chất dinh dưỡng mà sự phát triển mà đầu mút xương đòi hỏi. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao còn có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội phân tiết là kích thích sự sinh trưởng của đầu mút xương, do vậy mà thúc đẩy sự chuyển hoá vitamin D, tăng cường sự cung cấp các nguyên liệu tạo ra xương, điều này có lợi cho phát triển và trưởng thành của xương.

Nơi các xương trong cơ thể kết nối với nhau và cũng dựa vào đó để hoạt động gọi là khớp, bao gồm có dây chằng và cơ. Dây chằng có tác dụng gia tăng sự kiên cố cho khớp, còn cơ thì không những có thể gia tăng sự kiên cố cho khớp mà còn có tác dụng lôi kéo làm cho khớp vận động. Tập luyện thể dục thể thao một cách khoa học, hệ thống vừa có tác dụng làm tăng tính ổn định của khớp, vừa có thể tăng cường sự linh hoạt và biên độ của khớp, gia tăng mật độ và độ dày của mặt khớp, đồng thời cùng làm phát triển các cơ bao quanh khớp, tăng cường sức mạnh cho ổ khớp và dây chằng bao quanh khớp. Do vậy, có thể làm tăng thêm tính ổn định và kiên cố của khớp, tăng cường cho khớp lực chống đỡ lại các phụ tải tác động lên khớp. 

Ví dụ: Trong khi biểu diễn xiếc, có một diễn viên cao lớn ở phía dưới còn một số diễn viên khác thì đứng lên trên anh ta để thực hiện một số tiết mục, như vậy các khớp của vị diễn viên cao lớn này đã phải gánh chịu một áp lực lớn tương đương với tổng trọng lượng của số diễn viên kia.

Thông qua tập luyện thể dục thể thao còn có thể nâng cao năng lực khống chế cả hệ thống thần kinh đối với hệ thống cơ bắp, điều này thể hiện bởi tốc độ phản ứng, độ chuẩn xác và tính nhịp điệu đều được nâng lên. Khi cơ bắp làm việc, sự tiêu hao năng lượng được giảm xuống nhưng hiệu quả vẫn được nâng lên. Những điều này làm cho sức mạnh, tốc độ, sức bền và tính linh hoạt…đều tốt hơn nhiều so với người bình thường. Ngoài ra vẫn còn giúp cho cơ thể phòng tránh được các loại chấn thương do sự hoạt động kịch liệt của cơ bắp trong quá trình tập luyện hay trong hoạt động đời sống hàng ngày.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét