Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

Thái độ của người hâm mộ sau khi kết thúc giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam năm 2012 - Phần 2 - Nội dung

NỘI DUNG CHÍNH

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

1. Lí thuyết áp dụng.

Các khái niệm công cụ.

1.1. Thái độ.

Theo từ điển Tiếng Việt: Thái độ được hiểu là cách thể hiện ra bên ngoài thông qua cử chỉ, điệu bộ. Bao gồm thái độ tích cực và tiêu cực.

Trong vấn đề này, thái độ của người hâm mộ về giải bóng đá vô địch quốc gia bao gồm cả những thái độ tích cực và thái độ tiêu cực.

1.2. Người hâm mộ.

Người hâm mộ được hiểu là những người có cùng chung sở thích, ái mộ về một vấn đề gì đó.

Trong vấn đề này, người hâm mộ được xem là những người yêu thích, có sự quan tâm đặc biệt về vấn đề giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam.

2. Thái độ của người hâm mộ sau khi kết thúc giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam năm 2012.

2.1. Nguyên nhân.

a. Nguyên nhân khách quan.

  • Do hệ thống đào tạo cầu thủ trẻ thiếu hụt, đầu tư cho bóng đá nhưng thực chất chỉ để chứng tỏ độ chịu chơi của các ông bầu.
  • Tổ chức giải đấu còn mang tính hình thức, thiếu kinh phí.

b. Nguyên nhân chủ quan.

  • Năng lực, đạo đức của cầu thủ còn kém và xuống cấp.
  • Năng lực chuyên môn và khả năng quản lí kém, thiếu những người lãnh đạo dám nói, dám làm.

2.2. Giải pháp.

Muốn xây dựng một nền bóng đá mạnh cần phải xây dựng từ gốc rễ, do đó cần phải đưa ra những giải pháp hợp lí nhất, phù hợp nhất với bóng đá Việt Nam hiện nay chúng ta cần nhìn nhận một cách thực tế khách quan về hiện trạng của nó. Trước mắt nên tập trung vào các đối tượng sau: Người tổ chức cuộc chơi và người tham gia cuộc chơi.
  • Thứ nhất là tổ chức cuộc chơi: Đó là các doanh nghiệp có những ông chủ mạnh về tài chính đam mê bóng đá thật sự nên đầu tư bóng đá một cách nghiêm túc, bài bản để phát triển bài bản hơn.
  • Thứ hai, Người tham gia cuộc chơi:
    • Về trọng tài:
      • Cần có sự công khai minh bạch trong chấm điểm và áp dụng quy định của FIFA một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện Việt Nam.
      • Cần có khung điểm cho trọng tài để có mức trả tiền khác nhau, điểm cao thì mức thù lao càng cao.
      • Khuyến khích, biểu dương những quyết định đúng đắn của trọng tài một cách công khai.
    • Về chuyển nhượng cầu thủ.
      • Các câu lạc bộ phải minh bạch tài chính, nếu cố tình sai phạm thì sẽ bị loại khỏi giải. Cầu thủ trốn thuế thì bị đình chỉ thi đấu.
      • Mức chuyển nhượng cầu thủ nội phải có khung tối đa, nếu là tuyển thủ quốc gia mới đặt trong khung cao nhất.
      • Cầu thủ đang bị kĩ luật ở CLB này thì không được qua câu lạc bộ khác đăng kí đá.
      • Cầu thủ còn trong hạn hợp đồng muốn qua câu lạc bộ khác phải làm việc trực tiếp với CLB đang quản lí và phải được sự đồng ý trước khi thỏa thuận.
      • Cầu thủ trẻ khi chuyển nhượng lần đầu thì CLB thì CLB mua phải trả tiền.
    • Công tác đào tạo cầu thủ trẻ.
      • Tất cả các CLB phải có hệ thống đào tạo trẻ tối thiểu từ U17 trở lên. Cần có cơ sở vật chất đào tạo, số lượng mỗi tuyến và cần có huấn luyện viên để đào tạo một cách bài bản.
      • Liên kết đào tạo các cầu thủ trẻ, có chất lượng tốt ở nước ngoài.

Phần 3: PHẦN KẾT LUẬN

Công tác đào tạo bóng đá trong những năm vừa qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng cầu thủ bóng đá cũng như chất lượng của cầu thủ.

Trong những năm vừa qua, số lượng các giải đấu gia tăng nhanh. Tuy nhiên, song song với sự phát triển nhanh về số lượng các giải đấu thì nó cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như trong công tác tổ chức, công tác trọng tài, đạo đức của cầu thủ bị xuống cấp, từ đó dẫn tới chất lượng trận đấu chưa cao.

Chính những vấn đề này đã đặt ra những câu hỏi lớn cho bóng đá Việt Nam. Khiến cho người dân nảyv sinh rất nhiều luồng dư luận khác nhau, trong đó các dư luận bức xúc chiếm tỷ lệ cao. Tất cả những vấn đề này đã đòi hỏi cấp quản lí phải vào cuộc tìm hiểu rõ ràng nguyên nhân, lí giải hợp lí đối với các vấn đề trên.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét