Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU - ĐẶC ĐIỂM SỨC MẠNH TỐC ĐỘ TRONG MÔN BÓNG ĐÁ

1.4. Đặc điểm của các tố chất thể lực trong bóng đá.

    Bóng đá là môn thể thao phức tạp, các tình huống trên sân luôn đa dạng nên để đáp ứng được những điều đó thì đòi hỏi có sự trang bị đầy các tố chất thể lực như: sức nhanh sử dụng trong các động tác di chuyển với tốc độ cao không bóng và có bóng, sức mạnh trong các động tác tranh cướp bóng, sút cầu môn…, sức bền để đảm bảo thể lực trong suốt trận đấu, mềm dẻo và khéo léo để xoay trở trong pham vi hẹp thoát ra khỏi sự đeo bám của đối phương. Trong đó tố chất sức mạnh đóng vai trò rất quan trọng, trong tố chất sức mạnh thì sức mạnh tốc độ đóng vai trò rất quan trọng và nó được coi là thước đo cho trình độ huấn luyện thể lực.


1.5. Đặc điểm của tố chất sức mạnh tốc độ  trong bóng đá và phương pháp huấn luyện.

Khái niệm: Sức mạnh tốc độ là khả năng khắc phục các lực cản với tốc độ co cơ cao của VĐV.

1.5.1. Đặc điểm sức mạnh tốc độ trong môn bóng đá.

Bóng đá là môn thể thao mang tính đối kháng cao, lượng vận động lớn, cường độ cao, thời gian hoạt động dài, chiến thuật phát triển nhanh, các động tác kỹ thuật có cường độ cao, sự đua tranh quyết liệt, sử dụng nhiều loại hình sức phát nhanh, chạy đổi hướng, xuất phát đột ngột. Nhằm đẩy đối phương vào thế bị động. Trong khi đó thời gian nghỉ giữa những lần di chuyển đó lại không nhiều. Mặt khác những trận đấu thường kéo dài 90 phút có khi đến 120 phút. Do đó muốn trở thành cầu thủ bóng đá giỏi thì VĐV phải có nền tảng thể lực tốt.Trong các tố chất thể lực thì sức mạnh tốc độ là một trong những tố chất rất quan trọng. Ngoài ra việc huấn luyện thể lực là cơ sở để phát triển các tố chất vận động khác. Hơn nữa có thể lực cầu thủ sẽ làm chủ được tinh thần, tâm lý ổn định trong những giây phút căng thẳng, đảm bảo hiệu xuất thi đấu. Như vậy đối với mỗi môn thể thao khác nhau sẽ có những thành phần quy định đặc thù sức mạnh trong hoạt động thi đấu của từng môn cụ thể.

Vậy sức mạnh là gì? sức mạnh là khả năng con người sinh ra lực cơ học bằng sự nổ lực cơ bắp. Nói cách khác sức mạnh của con người là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại sự nổ lực cơ bắp.
  • Sức mạnh được chia làm hai loại .
    • Sức mạnh đơn thuần: (khả năng sinh ra lực trong các động tác chậm hoặc tĩnh).
      • Ví dụ: Động tác khống chế bóng do đồng đội chuyền đến bằng vai, đầu, ngực.
    • Sức mạnh tốc độ: (khả năng sinh ra lực trong các động tác nhanh).
      • Ví dụ: Chạy dẫn bóng với tốc độ cao, tranh cướp bóng.
  • Ngoài những loại sức mạnh cơ bản trên ta thương gặp một số khái niệm khác như :
    • Sức mạnh bộc phát: Là khả năng con người phát huy nội lực trong thời gian ngắn.
      • Ví dụ: Bật nhảy đánh đầu, sút cầu môn.
    • Sức mạnh tương đối: Là sức mạnh tuyệt đối trên một kg trọng lượng cơ thể.
    • Sức mạnh bền: Là khả năng chống lại mệt mỏi của cơ thể khi hoạt động sức mạnh.
      • Ví dụ: Khả năng duy trì thể lực trong suốt một trận đấu.
Trong bóng đá hiện đại tốc độ trận đấu diễn ra rất nhanh, đòi hỏi các cầu thủ phải di chuyển liên tục để thực hiện các ý đồ chiến thuật như: phòng thủ kèm người, phòng thủ khu vực, phối hợp nhóm 2 - 3 người, bật tường nhanh, di chuyển không bóng lôi kéo đối phương, chạy hoán đổi vị trí cho nhau, tấn công nhanh, tấn công trận tuyến, đột phá cá nhân… đồng thời đòi hỏi cầu thủ phải xử lý tốt những tình huống xảy ra trên sân, phải thực hiện tốt kỹ thuật, phải chính xác và nhanh chóng trong  những điều kiện khác nhau.

Do đó sức mạnh trong bóng đá là điều kiện để nâng cao thanh tích cho VĐV.

Người ta thường nói trong bóng đá thể lực là nền tảng, kỹ thuật là cơ sở, chiến thuật là tạm thời tức nếu chúng ta chỉ dựa vào kỹ thuật không thì sẽ không có một đội bóng tốt mà ta cần phải biết kết hơp với thể lực. Như vậy chúng ta có thể thấy thể lực chiếm một vị trí quan trọng như thế nào trong bóng đá. Cùng với sức mạnh, tố chất sức mạnh tốc độ là một trong những tố chất đặc trưng không thể thiếu trong bóng đá, nhất là trong bóng đá hiện đại ngày nay. Có tốc độ chúng ta có thể chơi bóng với tốc độ nhanh, có thể chiến thắng trong những pha phản công nhanh nhất là khi sử dụng lối chơi phòng thủ phản công. Nhưng đều quan trọng  bóng đá là môn chiến đấu cao các cầu thủ phải tranh chấp nhau rất quyết liệt ở những pha tranh chấp bóng tay đôi, bật nhảy tại chỗ đánh đầu, hay những pha dẫn bóng với tốc độ cao và luôn gặp phải sự truy cản rất quyết liệt của đối phương, để vượt qua được sự truy cản và chiến thắng đối phương trong những tình huống đó thì đòi hỏi cầu thủ phải có sức mạnh mà sức mạnh tốc độ là yếu tố không thể thiếu.

Qua theo dõi và quan sát các trận thi đấu bóng đá, ta nhận thấy VĐV bóng đá phải di chuyển và chạy nước rút rất nhiều, trong những pha tranh bóng, dẫn bóng tốc độ bởi khuynh hướng của bóng đá hiện đại là đảy nhanh tốc độ trận đấu, gây bất ngờ cho đối phương bằng tấn công nhanh đẩy hậu vệ vào hoạt động tấn công và đẩy tiền đạo vào hoạt động phòng thủ. Do đó vai trò của sức mạnh tốc độ trong bóng đá là hết sức quan trọng. Muốn phát triển tối ưu sức mạnh tốc độ thì cân phải cường độ và hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng tốc độ tối đa. Hehinger đã chứng minh tìm thấy trong huấn luyện sức mạnh tốc độ là nếu dùng cường độ dưới 30% sức mạnh tối đa thì không thu được sự phát triển sức mạnh cua cơ. Vì thế phát triển sức mạnh tốc độ cần cường độ tác động phải phải đạt 75% sức mạnh tối đa của cơ thể mới có thể phát triển sức mạnh và tối ưu năng lực sức mạnh tốc độ. Ngoài ra sự hoàn thiện vận động trong các bài tập phát triển tốc độ cũng rất cần thiết, bởi vì chúng ta lựa chọn những bài tập mà người tập chưa thông thạo về kỹ thuật động tác thì người tập chỉ tập trung trước hết vào kỹ thuật động tác nên không đảm bảo cường độ qui định dẫn đến hiệu quả bị hạn chế. Mặt khác trong quá trình thực hiện bài tập cần chú ý thời gian thực hiện bài tập tương đối ngắn, nếu kéo dài sẽ làm thần kinh mệt mỏi tác dụng bài tập chuyển sang phát triển sức bền. Quãng nghỉ giữa các bài tập là quãng nghỉ đầy đủ đảm bảo cho sự hồi phục các chức năng của cơ thể.



Sưu tầm.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét