Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Đặc điểm tự nhiên và hiện trạng khu vực thực hiện dự án sân bóng đá mini


1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Huyện Đức Trọng nằm ở vùng giữa của tỉnh Lâm Đồng, phía đông bắc giáp thành phố Đà Lạt, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía đông giáp huyện Đơn Dương và tỉnh Ninh Thuận, phía tây giáp huyện Di Linh và Lâm Hà. Diện tích tự nhiên 902,2km2, dân số 137.410 người (năm 1999), chiếm 9,2% về diện tích và 13,8% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số vào loại cao trong tỉnh: 153 người/km2. Thành phần dân số thuộc 27 dân tộc anh em, trong đó các dân tộc thiểu số chiếm 30%, chủ yếu là người Chu Ru, Cơ Ho và một số đồng bào dân tộc ở các tỉnh phía Bắc di cư vào từ năm 1954.

Đức Trọng là một trong những huyện có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Lâm Đồng. Với ưu thế về nhiều mặt, sự phát triển kinh tế của huyện Đức Trọng khá toàn diện, bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp, dịch vụ. Đức Trọng là một trong những địa danh quen thuộc đối với trong nước và với du khách nước ngoài. Những thác nước nổi tiếng như Liên Khương, Gougah, Pongour rất hấp dẫn đối với du khách. Hồ Nam Sơn được quy hoạch sẽ là điểm du lịch và hoạt động dịch vụ văn hoá - thể thao. Huyện có sân bay Liên Khương là cửa ngõ ra vào thành phố Đà Lạt bằng đường hàng không.

b. Địa hình, địa chất

Địa hình Huyện Đức Trọng thuộc cao nguyên Di Linh, có ba dạng địa hình chính: núi cao, đồi dốc và thung lũng. 
  • Núi cao: Phân bố tập trung ở khu vực phía Tây Nam thành phố Đức Trọng, bao gồm các ngọn núi cao (từ 900 đến 1.100 m so với mặt nước biển) độ dốc lớn (cấp IV đến cấp VI). Diện tích khoảng 2.500 ha, chiếm 11% tổng diện tích toàn thị xã. 
  • Đồi dốc: Bao gồm các khối bazan phong hóa bị chia cắt mạnh tạo nên các ngọn đồi và các dải đồi dốc có đỉnh tương đối bằng với độ cao phổ biến từ 800 đến 850 m. Độ dốc sườn đồi lớn (từ cấp II đến cấp IV), rất dễ bị xói mòn, dạng địa hình này chiếm 79,8% tổng diện tích toàn thành phố, là địa bàn sản xuất cây lâu năm như chè, cà phê, dâu.
  • Thung lũng: Phân bố tập trung ở xã Lộc Châu và xã Đại Lào, chiếm 9,2% tổng diện tích toàn thị xã. Đất tương đối bằng phẳng, nhiều khu vực bị ngập nước sau các trận mưa lớn, nhưng sau đó nước rút nhanh. Vì vậy thích hợp với phát triển cà phê và chè, nhưng có thể trồng dâu và cây ngắn ngày.

c. Khí hậu

Nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do ở nhiệt độ cao trên 800m và tác động của địa hình nên khí hậu Đức Trọng có nhiều nét độc đáo với những đặc trưng chính như sau:
  • Nhiệt độ trung bình cả năm 21-22°C, nhiệt độ cao nhất trong năm 27,4°C, nhiệt độ thấp nhất trong năm 16,6°C.
  • Số giờ nắng trung bình 1.680 giờ/năm, bình quân 4,6 giờ/ngày (tháng mùa mưa: 2-3 giờ/ngày, các tháng mùa khô: 6-7 giờ/ngày), mùa khô nắng nhiều nhưng nhiệt độ trung bình thấp tạo nên nét đặc trưng độc đáo của khí hậu Đức Trọng.
  • Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, lượng mưa trung bình hàng năm 2.513 mm, số ngày mưa trung bình cả năm 190 ngày, mưa nhiều và mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9.
  • Độ ẩm trung bình hàng năm khá cao từ 80-90%.
  • Gió: gió chủ đạo theo hai hướng chính:
  • Gió Đông Bắc thịnh hành từ tháng 1 đến tháng 4.
  • Gió Tây Nam thịnh hành từ tháng 6 đến tháng 9.
  • Nắng ít, độ ẩm không khí cao, nhiều ngày có sương mù, cường độ mưa lớn tạo nên những nét đặc trưng riêng cho vùng đất Đức Trọng.

d. Thuỷ văn

Hệ thống thủy văn bao gồm có ba hệ thống:
  • Hệ thống sông DaR’Nga: Phân bố ở phía Đông thành phố Đức Trọng, là ranh giới giữa thành phố và huyện Bảo Lâm, các phụ lưu lớn của sông DaR’Nga trong thành phố Đức Trọng gồm có: suối DaSre Drong, suối DaM’Drong, suối DaBrian. Các suối này có nước quanh năm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
  • Hệ thống suối Đại Bình: Phân bố chủ yếu ở phía nam Quốc lộ 20, bắt nguồn từ dãy núi cao ở phía nam và tây Đức Trọng. Các phụ lưu gồm: suối DaLab, suối Tân Hồ, suối Đại Bình có lượng nước phong phú, có thể sử dụng làm nguồn nước tưới ổn định cho thung lũng Đại Bình.
  • Hệ thống suối ĐamB’ri: Là vùng đầu nguồn của suối ĐamB’ri, phân bố tập trung ở xã ĐamB’ri , phần lớn các nhánh suối chỉ có nước vào mùa mưa. Suối ĐamB’ri có nhiều ghềnh thác, trong đó có thác ĐamB’ri là cảnh quan có giá trị rất lớn về du lịch.
  • Nước ngầm: Nhìn chung trữ lượng nước ngầm ở khu vực Đức Trọng tương đối khá, chất lượng nước tương đối tốt có thể vừa phục vụ cho sinh hoạt vừa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.

2. Hiện trạng khu đất thực hiện dự án

a. Vị trí khu đất

Khu đất thực hiện Dự án Khu dân cư kế cận khu công nghiệp Lộc Sơn (“Dự án”) nằm ở Huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Khoảng cách di chuyển từ Khu đất đến các vị trí khác như sau:
  • Trung tâm TP. Đà Lạt: 30 Km
  • Sân bay Liên Khương - Đức Trọng: 01Km
  • Trung tâm Tp.HCM: 270 Km
  • TP. Nha Trang – Khánh Hoà: 200 Km

b. Hiện trang dân cư

Dân cư tại vị trí Khu đất thực hiện Dự án là một khu đô thị mới của Huyện Đức trọng khoảng vài trăm hộ dân.

c. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

  • Giao thông
    • Cho đên thời điểm hiện tại giao thông vào Khu đất đã đượ đầu tư khá tốt trong quá trình xây dựng khu dân cư lô 90. Ngoài ra hệ thống giao thông của Khu dân cư lân cận cũng đã được đầu tư đến ranh giới của Khu đất thực hiện Dự án.
    • Trong tương lai, khi Dự án được hình thành sẽ có một con đường nối từ đường giao thông chính vào sân bóng đá mini.
  • Cấp nước
    • Dự kiến nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt của người dân trong Khu dân cư sẽ là nguồn nước ngầm với lưu lượng nước ngầm có thể khai thác trong khu vực đạt 115l/s.
  • Cấp điện:
    • Nguồn điện hiện nay là lưới điện 22 KV khu vực cao nguyên Đa Nhim-Đức Trọng-Long Bình thông qua trạm biến áp tại khu vực. Phụ tải điện của khu vực khu dân cư sẽ được đáp ứng nguồn điện theo yêu cầu sử dụng một cách ổn định.
  • Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường
    • Khu vực dự kiến quy hoạch hiện nay chưa có hệ thống thoát nước đô thị, toàn bộ nước thải sinh hoạt và nước mưa được thoát tự nhiên, chảy tràn trên mặt đất về chỗ trũng hoặc thấm xuống đất.
    • Khu vực này cũng chưa có hệ thống thu gom rác, các hộ gia đình tự xử lý chôn lấp.

3. Nhận xét chung về hiện trạng

a. Thuận lợi

Vị trí xác định phát triển sân bóng đá mini cỏ nhân tạo là hoàn toàn phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch chung của Huyện Đức Trọng. Là khu vực cách trung tâm huyện chỉ 01km, bên cạnh là Khu dân cư lô 90 đã được đầu tư cơ sở hạ tầng cơ bản nên Dự án có lợi thế nhờ hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện. Diện tích đất hiện trang đang được quản lý bởi Trung tâm văn hóa thể thao huyện Đức trọng nên không phải chịu chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.

b. Khó khăn 

Địa hình tương đối phức tạp, cần san lấp nhiều. Chịu ảnh hưởng của mưa, lũ hằng năm, cần đầu tư hệ thống thoát lũ phù hợp để không ảnh hưởng sản xuất toàn khu và khu vực xung quanh. Huyện Đức Trọng nói chung và Thị Trấn Liên Nghĩa nói riêng hiện vẫn chưa có một sân bóng đá mini cỏ nhân tạo nào nên nhu cầu sử dụng sản phẩm của Dự án vẫn chưa được dự kiến chính xác.


Tag: Sân bóng đá miniBên lề sân cỏTin tức sân cỏCho thuê sân bóng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét