Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

THỂ DỤC THỂ THAO VỚI NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP - PHẦN 1

Tập thể dục, thể thao ai cũng biết là rất tốt cho những người khỏe mạnh. Nó làm cho người ta ăn khỏe, ngủ ngon, lấy được nhiều oxy và tinh thần luôn sảng khoái.

Hoạt động thể lực là một nhân tố quan trọng nhất để sống lâu. Nhưng đối với người tăng huyết áp thì sao? Cho đến những ngày gần đây nhiều thầy thuốc còn không cho bệnh nhân tăng huyết áp chơi thể thao, cấm chạy, cấm bơi, cấm quần vợt, cấm bóng bàn và còn cấm nhiều thứ nữa.

Ðến nay người ta thấy rõ rằng những cấm đoán như vậy là không đúng. Khoa học đã chứng minh người tăng huyết áp không những không phải kiêng thể dục, thể thao mà còn cần phải tập trung và tập đều đặn hơn người thường. Những hoạt động thể lực làm cho các động mạch mềm mại, đàn hồi, dẻo dai hơn, khiến các tĩnh mạch đưa máu về tim nhanh chóng và đều đặn hơn, và nhất là quả tim được cung cấp lượng oxy đầy đủ hơn, chịu đựng được những công việc lớn hơn, đẩy máu nhiều hơn đến các cơ quan quan trọng như não, phổi, thận, gan và các cơ bắp.

Ngoài ra thể dục thể thao còn làm cho tinh thần sảng khoái, nhanh nhẹn, yêu đời.

Người tăng huyết áp khi chơi thể dục thể thao cần chú ý những điều sau đây:

1. Tập vừa sức mình, vừa sức chịu đựng của hệ tim mạch. Nghĩa là khi thấy mệt, khó thở hoặc đau ngực thì nên ngừng một lúc sau đó hoặc hôm sau tập tiếp. Ðặc biệt không nên thi đấu.

2. Nhưng cũng không nên tập quá ít, qúa nhẹ.

Một cách tốt nhất để xem tập đã "đủ liều" chưa là đem đồng hồ để đếm mạch cổ tay (đếm 15 giây rồi nhân với 4, chứ không cần đếm cả phút) xem trong một phút mạch đập bao nhiêu với nhát. Với người 40 tuổi, tập đến khi đến mạch lên tới 120 là vừa mức. Người 50 tuổi tập đến 110. Người 60 tuổi, đến 100 và 70 tuổi đến 90 nhát trong một phút.

Với người trên 60 tuổi có thêm đếm mạch trước và sau khi tập. Nếu sau buổi tập mà mạch tăng nên khoảng 20 so với trước khi tập là được, không sợ bị quá sức, tập dưới mức đó thì ích lợi không nhiều. Không nên tập quá mức, vì có thể có hại, nhất là với người có thêm các bệnh khác.

3. Mỗi buổi tập nên bắt đầu từ từ thí dụ trước khi xuống nước bơi nên làm một vài cử động chân tay uốn dẻo trên bờ. Khi đã tập xong, cũng không nên ngồi nghỉ ngay, mà nên đi ít bước chạy chầm chậm trước khi dừng hẳn. Khởi động từ từ và kết thúc cũng từ từ là điều quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho cơ thể.

4. Cần tập đều đặn, nếu ngày nào cũng tập 15 phút thì tốt nhất, nếu không cũng tập ít nhất 3 lần mỗi tuần, mỗi lần 30 - 40 phút, tốt hơn là tập nặng.

Gần đây, các nhà tim mạch học còn thấy rằng: suốt ngày vận động tay chân lại tốt hơn nữa, nhất là ở người già, thể lực kém. Thí dụ: lên xuống thang gác, sắp xếp quét dọn nhà cửa, tưới cây tỉa lá, dắt cháu đi chơi v.v... còn hơn là sau buổi tập 15 phút lại một ngày ngồi một chỗ!

5. Nên có các bạn bè cùng tập, vừa tập vừa vui, vừa động viên nhau, vừa theo dõi để tập đúng mức. Các câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời của các cụ ở Hà Nội là một hoạt động thể lực bổ ích.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét