Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TDTT TẠI HUYỆN QUÝNH NHAI - CÔNG TÁC QUẢNH LÝ TDTT TẠI QUỲNH NHAI

3.2. công tác quản lý công tác TDTT tại Quỳnh Nhai.

Sau nhiều năm thực hiện công tác di dân phục vụ công trình thuỷ điện Sơn La, huyện Quỳnh Nhai đã lấy lại sức hấp dẫn mời gọi, quyến rũ du khách. Đua thuyền giữa các bản trên sông vào ngày đầu xuân là một nét văn hóa truyền thống của những tộc người sinh sống trên đất Quỳnh Nhai.


Để phục vụ công trình thủy điện Sơn La, Quỳnh Nhai là huyện trọng điểm phải di rời các hộ dân lớn nhất, với trên 45 nghìn người, 8.500 hộ dân và di rời toàn bộ khu vực huyện lỵ cũ về địa điểm mới tại Phiêng Lanh (Mường Giàng). Quỳnh Nhai được biết đến là vùng đất giàu bản sắc văn hoá truyền thống với lễ hội Kim pang then, lễ hội gội đầu của dân tộc Thái trắng, những làn điệu dân ca trữ tình mượt mà... Đua thuyền giữa các bản trên sông vào ngày đầu xuân là một nét văn hóa truyền thống của những tộc người sinh sống trên đất Quỳnh Nhai với nghề trồng lúa nước, đánh bắt cá ven sông Đà. Xuân Nhâm Thìn này, cũng lần thứ hai huyện Quỳnh Nhai tổ chức lễ hội này.

Từng dòng người đổ về cầu Pá Uôn - cây cầu cao nhất Việt Nam mỗi lúc một đông, ai cũng náo nức vì được tham dự một lễ hội hấp dẫn, đông, vui.

 Hơn 500 VĐV tham gia thi đấu. Có cả đội thi của những người con Quỳnh Nhai đã dời quê cũ đi tái định cư tại huyện Thuận Châu cũng về dự giải đua thuyền.

Sau hiệu lệnh xuất phát, những chiếc thuyền đuôi én vút đi trong tiếng reo hò cổ vũ, tiếng chiêng tiếng trống rộn rã…Nội dung thi đua thuyền năm nay gồm: đua thuyền nam cự ly 1.600 mét; đua thuyền nữ và nam nữ phối hợp cự ly 1.400 mét. Trong 12 đội tham dự, đội đua thuyền xã Chiềng Bằng từng đoạt giải nhất cả nam, nữ năm 2011 là đội mạnh nhất, năm nay mang đến hội thi 42 vận động viên. Kết quả thi buổi sáng, đội nữ xã Chiềng Bằng lại đoạt giải nhất.

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động TDTT tại Quỳnh Nhai.        

 Những năm qua, mặc dù là huyện miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, trình độ dân trí thấp nhưng huyện Quỳnh Nhai đã nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt công tác xã hội hóa sự nghiệp TDTT, xây dựng một nền TDTT dân tộc, khoa học và hiện đại nhằm không ngừng nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

Xác định hoạt động TDTT không chỉ là vui chơi giải trí, rèn luyện sức khỏe mà còn là một sức mạnh vật chất góp phần to lớn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ lao động sản xuất, học tập, công tác, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trong toàn huyện đã chú trọng đẩy mạnh triển khai cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội cho sự nghiệp TDTT, vươn lên trở thành điểm sáng trong phong trào TDTT.

Thực hiện phương châm hoạt động thể thao cho mọi người, trên cơ sở các chỉ thị của Trung ương và các kế hoạch của tỉnh, huyện Quỳnh Nhai đã chỉ đạo lồng ghép kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động TDTT với các cuộc vận động xây dựng làng văn hoá, đơn vị văn hoá, gia đình văn hoá; đưa sinh hoạt văn hoá văn nghệ, TDTT thành một tiêu chí bắt buộc đối với các đơn vị, các làng, bản, cơ quan, trường học khi đăng ký phát động đơn vị văn hoá. Nhằm thúc đẩy phong trào TDTT phát triển sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, từ năm 2009, UBND huyện đã quán triệt tất cả các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn dành quỹ đất quy hoạch xây dựng các thiết chế TDTT. Đến nay, 100% số xã, trên địa bàn huyện đã quy hoạch xong quỹ đất dành cho hoạt động TDTT. Bên cạnh nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước, công tác xã hội hóa hoạt động TDTT được các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp chú trọng triển khai thực hiện.

KẾT LUẬN

Lễ hội đua thuyền truyền thống là một trong những lễ hội cần phát triển nhiều hơn nữa và rộng rãi hơn về nhiều miền trong  đất nước.Lễ hội đua thuyền chính là bức thông điệp về bản sắc độc đáo, dể nhận biết giữa dân tộc này với dan tộc khác.Do đó ảnh hưởng qqua lại với nhau, nên có sự ảnh hưởng giữa các dân tộc giữa các vùng miền.

Như vậy, có thể nói lễ hội đua thuyền truyền thống của huyện Quỳnh Nhai nói riêng và các huyện khac nói chung là giá trị văn hóa vật thể vô cùng quý giá của dân tộc , là giấy thông hành của bản sắc dân tộc đến với các dân tộc anh em , là chứng minh thư cho nhân cách trường tồn của tưng dân tộc.

Qua việc sưu tầm và nghiên cứu về lễ hội đua thuyền truyền thống của huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La đã để lại cho những thế hệ sau biết đến những giá trị, những nết độc đáo thể hiện trên lễ hội đua thuyền truyền thống của dan tộc mình. Thế hệ trể không chỉ biết hưởng thụ mà còn phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị đó, để những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc luôn luôn tồn tại  với thời gian.

Thực hiện quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển niền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong đó khẳng định nhiệm vụ bảo tồn, phát huy và phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc, nhất là dân tộc thiểu số là một việc làm cấp bách, liên tục và thường xuyên.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân, hiểu biết và tôn trọng có ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình.

Tạo môi trường văn hóa lành mạnh phát triển giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc qua các Lễ hội. Điều đó gắn liền với việc nâng cao trình độ dân trí và nhưng hiểu biết của nhân dân về văn hóa dân tộc. Tiếp thu sàng lọc văn hóa nước ngoài, coi trọng xây dựng thiết chế văn hóa làng bản. Khi thiết chế và tổ chức các Lễ hội.



Sưu tầm.
Lò Văn Thuấn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét