CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOAT ĐÔNG THỂ DỤC THỂ THAO TẠI HUYỆN QUYNH NHAI - VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TẠI CƠ SỞ
2.2. vai trò của hoạt động thể dục thể thao trong việc xây dựng đời sống văn hóa tại cơ sở.
TDTT là một bộ phận thuộc chính sách xã hội, nhằm chăm lo bồi dưỡng sức khoẻ, phát triển thể lực cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, TDTT nước ta đã đạt được nhiều thành tích to lớn, góp phần tích cực trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực và cải thiện đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước. TDTT từng bước trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống xã hội. Những năm qua bên cạnh những kết quả đạt được trên các lĩnh vực TDTT, TDTT cơ sở nước ta còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Nhiều cơ sở xã, phường trong cả nước, nhất là ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, việc phổ biến và tổ chức các hoạt động TDTT còn rất khó khăn. Sự chênh lệch về mức độ hưởng thụ TDTT giữa các vùng, miền, giữa các đối tượng nhân dân ngày càng rõ. Công nhân trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài không chỉ thiếu thốn về đời sống văn hóa tinh thần, thiếu thốn về các điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe, mà hầu như không có điều kiện tham gia các hoạt động TDTT để thư giãn, giải trí và củng cố, nâng cao sức khỏe.
Công tác quản lý, chỉ đạo phát triển TDTT quần chúng ở cơ sở còn nhiều hạn chế, kém hiệu quả, chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn. Phong trào TDTT chưa có tính bền vững, còn nặng về các hoạt động bề nổi, chưa thực sự quan tâm lợi ích của người dân trong hoạt động TDTT. Phương thức chỉ đạo TDTT cơ sở còn mang nặng tính chất hành chính, bao cấp, chưa phù hợp với yêu cầu xã hội hoá, chưa sát với thực tiễn.
Phong trào TDTT trong trường học còn nhiều hạn chế, đặc biệt ở các khu vực nông thôn, miền núi, vùng cao, vùng xa. Công tác giáo dục thể chất cho học sinh trong và ngoài giờ học chưa được quan tâm đúng mức, còn kém chất lượng và hiệu quả. Hiện còn thiếu sân bãi, phương tiện phục vụ cho việc dạy và học TDTT; thiếu các địa điểm để thanh thiếu niên vui chơi và rèn luyện thể chất.
Thực tế này là khó khăn, thách thức to lớn đối với quá trình bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế với sự cạnh tranh gay gắt. Với tư cách là một bộ phận thuộc chính sách xã hội, góp phần bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho tương lai, TDTT phải đối đầu và phải vượt qua những khó khăn, thách thức nói trên.
Đại hội Đảng XI tiếp tục khẳng định các quan điểm nhất quán của Đảng trên lĩnh vực công tác TDTT. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X trình bày tại Đại hội nêu rõ: “Phát triển mạnh phong trào thể dục, thể thao đại chúng, tập trung đầu tư nâng cao chất lượng một số môn thể thao thành tích cao nước ta có ưu thế. Kiên quyết khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong thể thao”.
Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI, TDTT nước ta cần góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Theo đó, mục tiêu chủ yếu của công tác TDTT là phát triển toàn diện con người Việt Nam về sức khoẻ, thể lực và các phẩm chất trí tuệ, đạo đức, để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Mở rộng sự giao lưu, giao tiếp trong cộng đồng, xây dựng lối sống lành mạnh, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Phòng tránh các bệnh học đường, bệnh nghề nghiệp; góp phần giảm căng thẳng về thể lực và tâm lý do học tập và lao động căng thẳng gây nên.
Phát triển TDTT theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI cần hướng mạnh về cơ sở, hướng về quần chúng thuộc mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi.
Đồng thời, từ thực tiễn, từ những thuận lợi và khó khăn, chúng tôi xin nêu lên một số giải pháp sau:
Tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng và chính quyền đối với công tác TDTT ở cơ sở.
Cần đẩy mạnh tuyên truyền, giải thích và thuyết phục bằng thực tế và nhiều hình thức sinh động để nhân dân và các cấp uỷ đảng và chính quyền nhận thức đầy đủ hơn lợi ích và vai trò của TDTT đối với việc góp phần nâng cao sức khoẻ, giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống và xây dựng đời sống văn hoá, tinh thần; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Cần đưa nhiệm vụ phát triển TDTT vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn TDTT với yêu cầu và nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương.
Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền dành thời gian kiểm tra và động viên, khuyến khích phong trào TDTT của địa phương: các đồng chí lãnh đạo cấp uỷ và chính quyền trực tiếp kiểm tra, xem xét tình hình TDTT ở trường học, ở các thôn ấp; trong các hội nghị tổng kết công tác của xã, phường, trường học cần có nội dung đánh giá về công tác TDTT; trao giải thưởng và nêu gương những người hăng hái tham gia và vận động quần chúng tham gia công tác TDTT. Chăm lo xây dựng tổ chức và bố trí cán bộ phụ trách công tác TDTT. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT. Quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục trong lĩnh vực hoạt động TDTT.
Cán bộ, đảng viên, đoàn viên gương mẫu tham gia tập luyện và tổ chức các hoạt động TDTT của nhân dân.
Bổ sung, hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách khuyến khích phát triển TDTT ở cơ sở.
Tính toán tỷ lệ đầu tư cho TDTT quần chúng ở xã, phường. Chú trọng đầu tư cho các xã nghèo, các xã đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ thông qua các chương trình phát triển thể dục thể thao ở cơ sở. Thực hiện việc hỗ trợ dụng cụ thể thao, tài liệu chuyên môn và phụ cấp trách nhiệm cho cộng tác viên TDTT ở các xã nghèo, các xã trọng điểm của chương trình này và thực hiện chế độ khuyến khích xã hội hoá TDTT đối với các cơ sở TDTT ngoài công lập.
Đổi mới quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo phát triển TDTT quần chúng ở cơ sở.
Gắn nhiệm vụ phát triển TDTT với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Nội dung phát triển TDTT cần được đặt trong chương trình nghị sự của cấp uỷ Đảng, UBND địa phương. Hướng vào những trọng điểm và bảo đảm sử dụng nguồn nhân lực, tài chính và vật chất hợp lý nhất, có hiệu quả cao nhất.
Thực hiện xã hội hoá, phát huy tính tự giác và chủ động của nhân dân. Để thực hiện điều đó, trước hết cần tránh cách làm bao biện, bao cấp; phải hướng về cơ sở, về người dân, tổ chức, hướng dẫn và phát triển các nhu cầu về TDTT của nhân dân; đề cao trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội và của mỗi cộng đồng; đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động TDTT: các hội, nhóm, câu lạc bộ TDTT; lồng ghép nhiệm vụ phát triển TDTT trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và trong hoạt động của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các nội dung và hình thức chủ yếu của TDTT ở cơ sở.
Nâng cao chất lượng giờ thể dục nội khoá, ngoại khoá, Hội khoẻ Phù Đổng của học sinh phổ thông.
Đa dạng hóa các hình thức tự tập luyện cá nhân hoặc tập thể ở gia đình, thôn xóm: thể dục sáng, khí công, dưỡng sinh, võ thuật, đi bộ chạy, đi xe đạp, leo núi...
Tổ chức hội khoẻ, hoặc đại hội TDTT, ngày hội văn hoá-thể thao xã, phường, mỗi năm, hoặc hai năm một lần, gắn với những ngày kỷ niệm lịch sử.
Tổ chức và hướng dẫn cơ sở chuẩn 1-2 môn thể thao để tổ chức thi đấu mang tính truyền thống hàng năm. Ngoài thể thao dân tộc, nên có các môn khác, như bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bóng bàn, điền kinh, bơi ...
Lồng ghép các hoạt động TDTT với công tác cổ động và tuyên truyền chính trị; xây dựng và củng cố các đoàn thể quần chúng; các cuộc vận động về vệ sinh, phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; phong trào “mọi người vì sức khoẻ”.
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT và xây dựng bộ máy tổ chức TDTT.
Cấp uỷ đảng và chính quyền cần tạo điều kiện để mỗi trường học đều có sân tập cho học sinh; hình thành khu trung tâm TDTT của xã gắn với trường học, các điểm vui chơi của thanh, thiếu nhi, hoặc với các thiết chế văn hoá của các ngành khác tại xã, phường để sử dụng chung cho học sinh và nhân dân địa phương. Mỗi thôn ấp có những địa điểm thích hợp có thể dùng cho hoạt động bơi lội, chạy việt dã, bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, kéo co, bơi chải, đấu vật, đua cà-kheo, đẩy gậy, luyện võ v.v... Khuyến khích tận dụng các điều kiện tự nhiên như sông hồ, gò đồi, bãi trống, đường đi, thậm chí ruộng đã thu hoạch, để tổ chức hoạt động TDTT. Phát triển các cơ sở TDTT ở các nhà văn hoá, nhà thiếu nhi, điểm vui chơi của trẻ em.
Phát triển các chi hội TDTT học sinh trong trường học, trong đó lãnh đạo cần có đại diện Ban giám hiệu, giáo viên và Hội cha mẹ học sinh.
Xây dựng Câu lạc bộ TDTT ở thôn, bản, xã, phường, trường học, hoặc ở đơn vị cơ sở của các ngành hoạt động theo Quy chế Câu lạc bộ TDTT ở cơ sở do Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.
Tổ chức các đội thể thao của thôn, bản, xã, phường, trường học, hoặc của đơn vị cơ sở của các ngành được thành lập và duy trì trong một thời gian nhất định để tham gia các cuộc thi đấu ở cơ sở.
Sưu tầm.
Lò Văn Thuấn
Lò Văn Thuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét