Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO CẤP CƠ SỞ Ở ĐỊA PHƯƠNG - CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỂ DỤC THỂ THAO Ở CƠ SỞ - CÁC HÌNH THỨC PHƯƠNG TIỆN LUYỆN TẬP QUẦN CHÚNG

1.1 Các hình thức tổ chức thể dục thể thao ở cơ sở :

1.1.1. Bằng các hình thức phương tiện luyện tập quần chúng. 


TDTT là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được của nền giáo dục Việt Nam, là phương tiện góp phần vào sự nghiệp giáo dục con người phát triển nhân cách một cách toàn diện, để kế tiếp sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Chính vì vậy nhà trường phổ thông là cái nôi để các em rèn luyện, nhằm góp phần vào việc nâng cao tầm vóc con người Việt Nam ngang bằng với các nước trong khu vực và trên thế giới.




TDTT là một hoạt động mang tính xã hội rộng rãi. Mục tiêu chủ yếu cuả TDTT là phục vụ sức khoẻ và nâng cao thể chất của con người, phục vụ văn hoá. TDTT luôn mang màu sắc dân tộc với màu da khác nhau, ý kiến khác nhau vẫn chan hoà trong các ngày hội thể thao lớn.

Chính vì vậy hoạt động TDTT là một hoạt động không thể thiếu được trong đời sống con người góp phần tích cực vào việc giáo dục và xây dựng con người mới, nền văn hoá xã hội mới,  xã hội chủ nghĩa. Đảng và nhà nước ta rất coi trọng việc phát triển phong trào TDTT quần chúng.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc giáo dục thể chất là một quá trình sư phạm mang tính chuyên biệt, đặc biệt là môn điền kinh, các tố chất không thể thiếu được như sức mạnh, sức nhanh, sức bền, sự mềm dẻo khéo léo là những tố chất vận động. Các tố chất vận động đó rất cần thiết với tất cả mọi người trong cuộc sống bình thường, đặc biệt là trong học tập, lao động và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Từ thời xa xưa con người đã biết sử dụng hoạt động tự nhiên của mình như: đi bộ, chạy, nhảy, ném để vận dụng vào lao động sản xuất, chiến đấu.. Vì thế ngày nay việc mở rộng và phát triển phong trào TDTT là một vấn đề quan trọng.

1.1.2. Bằng các hoạt động phong trào TDTT cơ sở.

Phong trào thể dục thể thao trên địa bàn đã có bước phát triển khá đồng đều và rộng khắp. Chủ trương xã hội hóa các hoạt động TDTT bước đầu đã khai thác được tiềm năng của xã hội vào sự nghiệp phát triển TDTT.

Ngày nay, TDTT là một hoạt động không thể thiếu của đời sống xã hội, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Mục tiêu của sự nghiệp TDTT là góp phần nâng cao sức khỏe con người.

Trong những năm qua, nhằm khích lệ phong trào tập luyện TDTT quần chúng, Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch đã tổ chức hàng trăm giải thi đấu thể thao ở cơ sở và cấp huyện, thị xã, thành phố thu hút đông đảo quần chúng nhân dân, các đoàn thể, thanh-thiếu niên, học sinh, lực lượng vũ trang… tham gia tập luyện. Các hoạt động TDTT đều tập trung ở cơ sở, lấy địa bàn dân cư làm trung tâm; lấy lực lượng thanh-thiếu niên, học sinh làm nòng cốt nhằm động viên khuyến khích các đối tượng khác cùng tham gia như hội viên người cao tuổi, nông dân, phụ nữ…  

Điều đáng nói là không chỉ chờ đến dịp lễ, Tết mà ngay cả trong những ngày thường cũng có các giải thể thao cấp thôn, làng, tổ dân phố. Nó trở thành hoạt động không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đông đảo người dân. Qua đó, đã tạo sân chơi giao lưu bổ ích giữa các tầng lớp nhân dân, củng cố tình đoàn kết, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội. Nhiều địa phương đã huy động nguồn lực trong nhân dân xây dựng sân bãi, đầu tư cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện. Nhiều gia đình tự làm sân chơi, mua sắm các dụng cụ phục vụ cho tập luyện TDTT hàng ngày.

Phong trào TDTT quần chúng phát triển đã tạo điều kiện cho các đơn vị phát hiện và tuyển chọn được những tài năng thể thao tiêu biểu để bồi dưỡng, tham gia thi đấu các giải của tỉnh và quốc gia được phát hiện và bồi dưỡng từ phong trào TDTT quần chúng ở cơ sở.

Tuy nhiên, hiện nay hoạt động TDTT ở cơ sở đang gặp khó khăn vì kinh phí hàng năm còn hạn chế, sân chơi, bãi tập chưa được đầu tư đúng mức. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới, ngoài sự quan tâm đầu tư từ nguồn ngân sách, các địa phương cần chủ động, linh hoạt hơn trong việc huy động các nguồn lực, thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa hoạt động TDTT để xây dựng các sân chơi, bãi tập..., đáp ứng tốt hơn nhu cầu luyện tập thể dục, thể thao của nhân dân, tạo cho mỗi người dân thói quen thường xuyên tập luyện để nâng cao sức khỏe, trí tuệ, tạo hiệu quả cao trong lao động, sản xuất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét