Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ KINH DOANH ĐẶT CƯỢC BÓNG ĐÁ – NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.2 NỘI DUNG THẨM ĐỊNH ĐẦU TƯ

1.2.1 Khái niệm:

Thẩm định dự án đầu tư nhằm phân tích tính khả thi của dự án đầu tư về các phương diện liên quan đến dự án sắp được thực hiện như: Thị trường, kỹ thuật, nhân sự và quản lý, khả năng đứng vững về tài chính trong suốt đời sống hữu dụng của dự án, phần đóng góp kinh tế dự kiến của dự án vào sự tăng trưởng của nền kinh tế và hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án mang lại.


1.2.2 Ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư:

Thẩm định dự án nhằm tránh được việc thực hiện các dự án không có hiệu quả, đồng thời cũng không bỏ mất các cơ hội đầu tư có lợi. Thẩm định dự án đầu tư nhằm thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm toán trong suốt giai đoạn thẩmđịnh, đảm bảo mọi số liệu ban đầu phải được cân nhắc thoả đáng. Đứng ở góc độ lợi ích của nền kinh tế thì việc thẩm định dự án sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được tài nguyên, nhân lực và tài chính và tránh được việc thực hiện những dự án tồi hoặc những dự án không đáp ứng được các mục tiêu quốc gia. Việc áp dụng các giai đoạn thẩm định khác nhau trong quá trình thẩm định sẽ giúp chúng ta đi đến quyết định chấp nhận hay bác bỏ dự án mà không cần phân tích thêm nữa.

1.2.3 Các phương pháp phân tích đánh giá của dự án đầu tư:

1.2.3.1 Phương pháp hiện giá thuần (Net present value-NPV):

Hiện giá thuần là giá trị hiện tại của dòng lưu chuyển tiền tệ ròng. Nói cách khác hiện giá thuần là hiệu số giữa giá trị hiện tại của dòng tiền vào và giá trị hiện tại của dòng tiền ra theo một lãi suất chiết khấu nhất định, lãi suất này có thể là lãi vay ngân hàng, lãi suất trung bình của ngành hoặc chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Ta có công thức tính NPV như sau:
CF1, CF2, CFn: Lần lượt là mức thu nhập các năm thứ 1,2,….., n của dự án.
PVCF: Tổng hiện giá của các khoản thu nhập dự kiến đạt được trong n năm của dự án.
PVđt: Tổng hiện giá vốn đầu tư của dự án.
  • Nguyên tắc chấp nhận dự án khi sử dụng chỉ tiêu NPV: Một dự án chỉ được chấp nhận khi hiện giá thu nhập thuần của dòng lưu chuyển tiền tệ ròng của dự án là một số dương (> 0) sau khi đã được chiết khấu với lãi suất thích hợp.Trong trường hợp phải lựa chọn dự án trong số các dự án loại trừ lẫn nhau hoặc một phương án trong số các phương án thay thế lẫn nhau của dự án hoặc phương án nào cho NPV tính trên dòng lưu chuyển tiền tệ ròng là lớn nhất theo quan điểm tổng đầu tư.
  • Ưu điểm của NPV: Chỉ tiêu NPV cho thấy được tổng hiện giá tiền lời sau khi đã hoàn đủ vốn đầu tư ban đầu. NPV > 0 thì dự án có lời; NPV < 0 thì dự án lỗ; NPV = 0 thì dự án không lời không lỗ, tức là thu hồi chỉ tiêu vừa đủ trả lại vốn, tính trên quan điểm hiện giá.
  • Nhược điểm của NPV: NPV cho ta biết dự án lời hay lỗ, số tiền lời lỗ là bao nhiêu, nhưng chưa cho ta biết mức độ sinh lời (lãi suất) của bản thân dự án. Do đó đôi khi dự án tuy có lời nhưng vẫn chưa nên đầu tư vì mức độ sinh lời thấp. NPV tính ra sẽ là một hằng số có giá trị như một trị ngẫu nhiên chứ chưa cho ta thấy quy luật, nghĩa là mới cho ta biết kết quả chứ chưa cho ta biết hiệu quả. Vì vậy có thể xảy ra hai trường hợp NPV của dự án A lớn hơn NPV của dự án B, nhưng chưa đủ để nói rằng dự A tốt hơn dự án B, để khắc phục các nhược điểm này ta cần tìm quy luật sinh lời của dự án, có thể có nhiều quy luật, trong đó phổ biến nhất là tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR).

1.2.3.2 Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (Internal rate of return - IRR):

Tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) là suất chiết khấu mà tại đó hiện giá của dòng tiền vào bằng hiện giá của dòng tiền ra hay nói cách khác NPV của dự án bằng 0. IRR chính là tỷ suất phân biệt cho ta đâu là vùng lời (NPV > 0) và đâu là vùng lỗ (NPV < 0) của dự án xét trong cả thời hạn đầu tư. Tỷ xuất này không phải do chủ đầu tư lựa chọn mà bản thân dự án tự cân đối mà có. Tỷ suất thu hồi nội bộ biểu hiện lãi suất mà dự án mang lại cho vốn đầu tư:
Công thức: NPV = PVCF - PVđt = 0, suy ra: PVCF = PVđt
hay:
Trong đó:
Ir là tỷ suất doanh lợi nội bộ (còn được ký hiệu là IRR) và được tính bằng phương pháp nội suy. Theo phương pháp này, ta tìm lãi suất r1 mà tại đó làmcho NPV > 0 và r2 làm cho NPV < 0. Tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) cần tính sẽ nằm giữa r1 và r2 theo công thức sau:
Công thức: 
  • Nguyên tắc chấp nhận dự án sử dụng chỉ tiêu IRR: Nếu IRR của một dự án lớn hơn chi phí sử dụng vốn hoặc chi phí sử dụng vốn bình quân thì dự án đó được chấp nhận.
  • Ưu điểm của chỉ tiêu IRR: Là một chỉ tiêu đánh giá tương đối, IRR được sử dụng trong việc so sánh và xếp hạng các dự án độc lập. Nguyên tắc xếp hạng là ưu tiên cho những dự án có IRR cao hơn. IRR là một chỉ tiêu hay được sử dụng để mô tả tính hấp dẫn của dự án đầu tư. Ngoài ra, trong một số trường hợp nó còn cho phép tránh được những khó khăn khi phải xác định trước lãi suất chiết khấu.
  • Nhược điểm của chỉ tiêu IRR: IRR không phải là một chỉ tiêu hoàn toàn tin cậy bởi hai lý do:
    • IRR chỉ được xác định khi dòng tiền ròng có ít nhất một giá trị âm. Có thể xảy ra tình huống không phải có một mà là nhiều IRR.
    • Khi sử dụng chỉ tiêu IRR để đánh giá dự án, có thể dẫn đến những sự lựa chọn sai lầm đối với các dự án là những giải pháp thay thế lẫn nhau khác nhau về quy mô, đời sống hữu dụng và thời điểm đầu tư.

1.2.3.3 Phương pháp chỉ số sinh lời (PI):

Phương pháp IRR có nhiều ưu điểm nhưng đôi khi gặp khó khăn trong việc chọn lựa khi các dự án có đời sống kinh tế quá khác biệt nhau. Vì vậy, các nhà đầu tư có thể dùng phương pháp chỉ số sinh lời để lựa chọn dự án.
Công thức:
  • Nguyên tắc lựa chọn dự án theo chỉ tiêu PI: Nếu chỉ số sinh lời dự án lớn hơn 1 (PI > 1) thì chọn dự án nào có chỉ số sinh lời cao hơn. Ngược lại nếu số sinh lời dự án nhỏ hơn 1 (PI < 1) thì loại bỏ dự án không nên đầu tư.

1.2.3.4 Phương pháp thời gian thu hồi vốn có chiết khấu (DPP):

Phương pháp thời gian thu hồi vốn có chiết khấu – DPP là khoảng thời gian cần thiết để tổng hiện giá tất cả các dòng thu nhập trong tương lai của dự án vừa đủ bù đắp số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.
Công thức: 
Trong đó: PVđt : Hiện giá vốn đầu tư ban đầu; PVCFj : Hiện giá thu nhập của dự án trong năm thứ j; t = Thời gian thu hồi vốn của dự án.
  • Ý nghĩa của phương pháp thu hồi vốn có chiết khấu: Phương pháp thời gian thu hồi vốn có chiết khấu ghi nhận rằng chúng ta đầu tư vốn vào một dự án bất kỳ nào đó và sẽ kiếm lại được số tiền này sau bao lâu sau khi đã trừ đi chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn.
  • Nguyên tắc lựa chọn dự án theo chỉ tiêu DPP: Chỉ những dự án có lợi nhuận bù đắp chi phí đầu tư trong một giới hạn cho phép mới được chấp nhận, các dự án có thời gian thu hồi vốn nhanh được lựa chọn.
  • Ưu điểm của chỉ tiêu DPP: Chỉ tiêu DPP cho thấy được trong khoảng thời gian bao lâu so với thời gian hoạt động thì dự án có thể thu hồi lại được số vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra sau khi trừ đi chi phí cơ hội của việc sử dụng đồng vốn.
  • Nhược điểm của chỉ tiêu DPP: Người ta có thể đưa ra một giới hạn tối đa về thời gian hoàn vốn cho phép đối với một số dự án một cách chủ quan có thể dẫn đến sai lầm trong việc loại bỏ các dự án.

1.2.4 Rủi ro trong kinh doanh và đầu tư tài chính:

1.2.4.1 Khái niệm: 

Rủi ro là một tất yếu khách quan bao trùm mọi hoạt động của con người trong đó bao gồm hoạt động kinh doanh - đầu tư, có rất nhiều khái niệm về rủi ro: bất ổn về hoạt động kinh doanh và đầu tư của dự án. Bất ổn là bản chất của rủi ro, bất ổn có nghĩa là không chắc chắn, không ổn định.

1.2.4.2 Phân loại rủi ro: 

Người ta phân loại rủi ro thành các loại như sau:
  • Rủi ro thuần túy.
  • Rủi ro dự đoán.
  • Rủi ro có thể phân tán và rủi ro không thể phân tán.
  • Rủi ro hệ thống.
  • Rủi ro không hệ thống.
  • Rủi ro kinh doanh.
  • Rủi ro tài chính.

1.2.4.3 Đánh giá rủi ro: 

Đo lường rủi ro của dự án có thể dùng phương pháp:
  • Vận dụng kinh nghiệm.
  • Vận dụng toán xác suất thống kê.
Lợi nhuận của dự án kinh doanh thường phụ thuốc rất nhiều vào tình trạng kinh tế: khủng hoảng, bình thường và phát triển. Vì vậy, cần xác định xác suất lợi nhuận có thể đạt được trong từng điều kiện. Liệt kê kết quả tất cả các khả năng có thể xảy ra với xác suất tương ứng ta có bảng phân phối xác suất, đây là xác suất rời rạc, tổng của các xác suất là 100%. Tuy nhiên, từ tình trạng kinh tế bình thường lên phát triển trải qua nhiều bước trung gian, các sự kiện này liên tục, lúc đó bảng phân phối xác suất được thay thế bằng hàm phân phối xác suất. Phân phối xác suất là một mô hình liên kết giữa xác suất và tỷ suất sinh lợi (hay lợi nhuận) ở các tình huống. Như đã biết rủi ro là do kết quả kinh doanh không ổn định. Do đó, đánh giá rủi ro là đánh giá về sự biến động của hoạt động kinh doanh so với một kết quả có tính ổn định hợp lý nào đó. Về mặt tính toán có thể dùng các chỉ tiêu như sau:
  • Xác định xác suất đối với một kết quả kinh doanh:
    • Theo cách cổ điển
    • Theo cách tính thống kê
Thống kê nhiều lần về một kết quả trong tổng các kết quả xảy ra thì:
Trong thực tế, khi số lần thống kê đủ lớn thì: n
Bảng phân phối xác suất về lãi ròng của dự án như sau:
  • Xác định độ lệch chuẩn:
Để đo lường mức độ rủi ro cần xác định mức độ tập trung hay phân tán của các đại lượng qua chỉ tiêu kỳ vọng toán học (số trung bình):
    • Nếu số liệu lấy từ số lần thống kê:
Trong đó: x : chỉ tiêu bình quân; σ : độ lệch chuẩn
    • Nếu tính theo các số liệu của biến cố theo xác suất:
Để đánh giá mức độ rủi ro của các phương án đầu tư người ta so sánh các phương án có cùng kỳ vọng toán học, phương án nào có độ lệch chuẩn (σ) lớnhơn thì phương án đó rủi ro cao hơn. Trường hợp các phương án có kỳ vọng toán học khác nhau thì phải tính thêm hệ số biến động, phương án nào có hệ số biến động cao hơn thì là phương án có nhiều rủi ro hơn. Hệ số biến động được tính bằng cách lấy độ lệch chuẩn chia cho vốn đầu tư hoặc chia cho kỳ vọng toán học.



Nguồn: Luận văn thạc sĩ kinh tế - Hồ Nguyễn Minh Vương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét